"Lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Chay" là DSVH phi vật thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tối 5/1, Ngày hội văn hóa làng nghề và công bố di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia “Lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Chay” đã diễn ra tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 
Lễ hội cầu mùa là một trong những lễ hội lớn với nhiều nét văn hóa đặc trưng, độc đáo và truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Chay ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội thường được tổ chức vào trước hoặc sau Tết Nguyên đán hàng năm.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trao Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia “Lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Chay” cho cộng đồng dân tộc Sán Chay tại Phú Lương. (Ảnh: Quân Trang/TTXVN)
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trao Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia “Lễ hội cầu mùa của dân tộc Sán Chay” cho cộng đồng dân tộc Sán Chay tại Phú Lương. (Ảnh: Quân Trang/TTXVN)
Vào ngày tổ chức lễ hội cầu mùa, bà con trong làng chuẩn bị đầy đủ các lễ vật như thịt gà, thịt lợn, chuẩn bị đèn nến và các lễ vật khác. Đồ vật không thể thiếu trong khi làm lễ là những bức tranh cổ đi kèm. Một bộ tranh cổ đầy đủ của các thầy cúng gồm có 28 tờ tranh, từ tranh Ngọc Hoàng, tranh chiếu mệnh..., mỗi bức tranh được vẽ với những hình ảnh khác nhau, được dùng trong những dịp khác nhau. Ví dụ, tranh dùng trong lễ cúng người chết, tranh dùng trong lễ cúng cấp sắc, tranh dùng trong lễ cầu mùa. 
Bên cạnh các bức tranh, những đồ vật cần có trong lễ cúng cầu mùa là một thanh kiếm (hoặc đao), tượng trưng cho những dụng cụ làm đất trồng trọt… Khi lễ vật đã chuẩn bị xong, chủ lễ trong trang phục lễ tế bắt đầu hành lễ cầu xin các thần linh phù hộ cho dân làng quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, muôn loài được sinh sôi nảy nở, làng xóm yên vui. Mọi người trong làng luôn mạnh khỏe, có cuộc sống ấm no… 
Lễ hội cầu mùa của đồng bào dân tộc Sán Chay ở Thái Nguyên mang tính nhân văn cao cả, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, là cầu nối tâm linh giữa đất trời và con người, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của người dân lao động.
Tại sự kiện, Ban Tổ chức đã tôn vinh hai Làng nghề chè Cụm Khe Cốc, xóm Tân Thái, xã Tức Tranh và Làng nghề chè xóm Trung Thành 2, xã Vô Tranh (huyện Phú Lương), được Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu “Đơn vị kinh tế-du lịch làng nghề tiêu biểu”.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.
Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

Độc đáo lễ cúng kết nghĩa của người Jrai

(GLO)- Hiện nay, cộng đồng người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) vẫn giữ được nhiều nghi lễ độc đáo. Trong đó, lễ cúng kết nghĩa buôn làng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

Lập lại “trật tự âm thanh” cồng chiêng

(GLO)- Đó là mong muốn của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) khi tham gia đứng lớp truyền dạy cách thức gò chỉnh chiêng cho hơn 80 nghệ nhân Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ ngày 26-7 đến 28-8.
Thêm không gian cho cồng chiêng

Thêm không gian cho cồng chiêng

(GLO)- Dự án phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hoàn thiện và đưa vào sử dụng, ngoài mục tiêu tôn vinh di sản sẽ tạo sức hút đáng kể cho du lịch địa phương.