Văn học nghệ thuật Gia Lai: Nhìn từ đội ngũ sáng tác trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gia Lai hiện nay đang được xem là một miền đất đầy tiềm năng đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật (VHNT)-tiềm năng cả về lực lượng và mảng đề tài, đặc biệt là về văn hóa. Đây cũng được xem như động lực thúc đẩy thế hệ những người sáng tạo nghệ thuật, nhất là đội ngũ sáng tác trẻ vươn tới để có những tác phẩm đích thực, đáp ứng phần nào sự trông đợi của công chúng.

“Vài năm trở lại đây, trong giới văn nghệ sĩ Gia Lai, những tác giả trẻ như Ngô Thị Thanh Vân, Miên Di, Lê Vi Thủy, Lê Thị Kim Sơn (chuyên ngành Văn học), Thảo Nam Giang, Phi Ưng (chuyên ngành Âm nhạc), Mai Quý Ngọc, Lê Nguyễn Thảo My, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Chung (chuyên ngành Mỹ thuật) … đang từng bước khẳng định mình và dần có chỗ đứng trong lòng người yêu VHNT trong và ngoài tỉnh”-bà Hoàng Thanh Hương-Ủy viên Ban Chấp hành Hội VHNT Gia Lai, người phụ trách mảng sáng tác VHNT trẻ, đặc biệt nhấn mạnh.
 

 Tác phẩm “Rượu cần” của họa sĩ Lê Nguyễn Thảo My.
Tác phẩm “Rượu cần” của họa sĩ Lê Nguyễn Thảo My.

Người trẻ trong phong trào mỹ thuật

Dù số lượng hội viên không nhiều (22 người, trong đó có 5 hội viên Trung ương) nhưng chuyên ngành Mỹ thuật lại luôn có những hoạt động thu hút sự tham gia của đông đảo họa sĩ hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, từ đó tạo nên một phong trào hoạt động mỹ thuật sôi nổi, phong phú và hiệu quả. Cùng với đội ngũ họa sĩ gạo cội như Lê Hùng, Hồ Thị Xuân Thu, Trần Quang Lực, Ngô Tuyến, Nguyễn Văn Điền…; Gia Lai đang có một đội ngũ họa sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, đam mê, sâu  sắc trong nhận thức, nhuần nhuyễn trong kỹ thuật như: Mai Quý Ngọc, Lê Nguyễn Thảo My, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Chung, Lê Nguyễn Thảo Vy…  

Họ, mỗi người một phong cách sáng tạo nghệ thuật nhưng đều có chung một niềm đam mê với nghề, luôn tìm tòi học hỏi để ngày càng có thêm nhiều những tác phẩm hội họa mang đậm nét văn hóa Tây Nguyên. Đó là một Mai Quý Ngọc với những tác phẩm thiên về những đề tài dung dị đời thường với sự cách điệu hình tượng trong tranh một cách mạnh mẽ, dứt khoát trong những gam màu chủ đạo nâu, đỏ, đen và xanh để vẽ nên một Tây Nguyên vừa lạ, vừa quen, vừa hiền hòa vừa mạnh mẽ. Đó là một Lê Nguyễn Thảo Vy với những bức tranh sơn dầu mang màu sắc lạ và đẹp và cách thể hiện gần như phá luật, biểu đạt sự hồn nhiên, mộc mạc đến từng động tác của từng nhân vật, có những lúc tưởng chừng như không hợp lý nhưng khi xem ta lại thấy thuận mắt, hài hòa và nêu được rất rõ chủ đề mà chị muốn thể hiện. Đó còn là một Nguyễn Văn Chung sở hữu khá vững vàng một kỹ thuật thể hiện về chất liệu sơn dầu và tranh khắc gỗ; một Nguyễn Văn Vinh lôi cuốn người xem hòa mình vào những bức phù điêu trong một cái nhìn mới và sâu sắc về đời sống thực tại.

Trao đổi với P.V, họa sĩ Lê Hùng-Ủy viên Ban Chấp hành Hội VHNT Gia Lai, chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Gia Lai cho biết thêm: Bên cạnh những họa sĩ đã thành danh, phong trào mỹ thuật ở Gia Lai còn có một số họa sĩ trẻ, thậm chí còn rất trẻ đang đam mê, háo hức quyết tâm bước vào cuộc như: Lê Thị Kim Thúy, Đinh Việt Thanh, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Đình Long, Lê Hoàng Thảo, Phan Ngọc Trinh, Hồ Thế Thanh, Võ Văn Tiếng, Trịnh Xuân Thắng… Trong số họ, có những người chưa phải là hội viên Hội VHNT Gia Lai, song tất cả đều có chung niềm đam mê và thường xuyên sáng tác tác phẩm tham gia triển lãm khu vực và toàn tỉnh. “Tranh của các họa sĩ này hầu hết đều chỉn chu và có chất lượng tốt; bố cục chắc chắn, màu sắc đẹp, kỹ thuật thể hiện vững vàng. Nhìn chung, mỗi người một phong cách, mỗi tác phẩm đều có những nét đẹp riêng và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa Tây Nguyên”-họa sĩ Lê Hùng nhận định.

Từng bước khẳng định mình

 

 Tác phẩm “Rượu cần” của họa sĩ Lê Nguyễn Thảo My.
Tác phẩm “Tình yêu” của họa sĩ Lê Nguyễn Thảo Vy.

Cùng với chuyên ngành Mỹ thuật, các chuyên ngành khác của Hội VHNT Gia Lai như: Văn học, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Sân khấu biểu diễn… ngày càng có thêm nhiều lực lượng sáng tác trẻ. Đó là những tác giả có tâm huyết, tự phấn đấu nỗ lực vươn lên không ngừng để gặt hái những thành công trong lao động nghệ thuật. Trong chuyên ngành Âm nhạc, tác giả trẻ Phi Ưng đã nhanh chóng khẳng định được năng lực sáng tạo của mình. Thời gian gần đây, Phi Ưng đã liên tục sáng tác nhiều tác phẩm hay được đông đảo người yêu nhạc đón nhận và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) 2 lần giới thiệu tác phẩm mới của anh trên sóng truyền hình. Trong chuyên ngành Nhiếp ảnh, chỉ tính khoảng thời gian 5 năm trở lại đây thì số lượng hội viên trẻ ngày càng nhiều với những cái tên dần khẳng định được chỗ đứng trong lòng người mê nghệ thuật của ánh sáng như Nguyễn Thị Thùy Trang (Bảo Vy), Võ Đình Khoa, Nguyễn Minh Hoàng, Trần Quang Hồng… Đặc biệt, chuyên ngành Văn học xuất hiện hàng loạt người viết trẻ đã định danh, thường xuyên có các tác phẩm công bố trên văn đàn như Ngô Thị Thanh Vân, Lê Vi Thủy, Miên Di, Kim Sơn; gần đây là những cái tên như Đào An Duyên, Nguyễn Minh Tuấn, Tạ Thị Ngọc Điệp…

Đánh giá về đội ngũ trẻ tham gia sáng tác VHNT của tỉnh, bà Hoàng Thanh Hương-Ủy viên Ban Chấp hành Hội VHNT Gia Lai, phụ trách mảng sáng tác VHNT trẻ khẳng định: Trong 10 năm trở lại đây, Gia Lai có một đội ngũ những người sáng tác VHNT trẻ tương đối ổn định và phát triển, có trình độ chuyên môn cao, có niềm đam mê và có nhiều cá nhân nổi trội ở tất cả các chuyên ngành; được đánh giá cao trong khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên. Không chỉ thế, họ có một sức bền trong sáng tạo nghệ thuật, thường xuyên công bố tác phẩm trên các báo, tạp chí địa phương và Trung ương, tham gia và đoạt giải tại các triển lãm của tỉnh, của khu vực, triển lãm quốc gia; đối với chuyên ngành Nhiếp ảnh thì nhiều tác giả trẻ còn đạt được giải thưởng cao trong các cuộc thi và triển lãm quốc tế…”.

Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

Đôi điều về bài thơ “Ru bão”

(GLO)- Khi bão Yagi vừa tan, tôi lại nhớ về bài thơ “Ru bão” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý. Thường thì người ta “ru con” hay chí ít cũng lãng mạn, ngọt ngào với “ru em”, “ru anh”… nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại “ru bão”.
Gương mặt thơ, Võ Kim Ngân

Gương mặt thơ: Võ Kim Ngân

(GLO)- Võ Kim Ngân làm thơ từ hồi còn là sinh viên ở Đại học Tổng hợp Huế, dù sau này khi ra trường, chị là một nhà báo cứng cựa, vừa viết vừa quản lý một văn phòng đại diện ở Đà Nẵng; lúc về hưu thì tham gia dạy báo chí cho một trường đại học...
Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

Thơ Vân Phi: Va vào xưa cũ, vỡ trôi…

(GLO)- "Va vào xưa cũ, vỡ trôi..." của tác giả Vân Phi thể hiện phong cách và tâm trạng rất đặc trưng của thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ miêu tả một buổi chiều trong phố cũ, nơi kỷ niệm và nỗi buồn hòa quyện với nhau. Ở đó, tình cảm và thời gian dường như vẫn còn đọng lại đầy sâu lắng...
Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

Còn mãi tình yêu hóa đá ngàn năm

(GLO)- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ra đi mãi mãi ở tuổi hai mươi tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Chỉ còn nước mắt chảy giữa dòng tên, ru một trái tim vẫn còn đang hát, ru một con người không bao giờ mất và một tình yêu đẹp như trăng rằm...

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

Gương mặt thơ: Hồ Đăng Thanh Ngọc

(GLO)- Ông hiện là Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông viết nhiều thể loại và đều có thành tựu. Nhưng cái cuối cùng đọng lại, làm nên Hồ Đăng Thanh Ngọc và khẳng định tên tuổi ông trên văn đàn, chính là thơ...
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Lời ru xưa

(GLO)- Lời ru à ơi ngọt ngào của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta từ thuở còn nằm nôi cho đến lúc trưởng thành. Để rồi, khi mùa Vu Lan báo hiếu đến, chúng ta lại nhớ về mẹ cùng lời ru xưa đầy yêu thương và nguyện khắc ghi trên mỗi bước đi cuộc đời...
U80 vẫn mê đọc sách

U80 vẫn mê đọc sách

(GLO)- Do là chỗ thân tình nên tôi vẫn gọi người phụ nữ U80 Nguyễn Thị Hồng Hợp (trú tại tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) là chị. Mặc dù tuổi đã cao nhưng chị vẫn giữ cái tính mê đọc sách từ ngày còn son trẻ.