Văn học nghệ thuật Gia Lai: Nhìn từ đội ngũ sáng tác trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Gia Lai hiện nay đang được xem là một miền đất đầy tiềm năng đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật (VHNT)-tiềm năng cả về lực lượng và mảng đề tài, đặc biệt là về văn hóa. Đây cũng được xem như động lực thúc đẩy thế hệ những người sáng tạo nghệ thuật, nhất là đội ngũ sáng tác trẻ vươn tới để có những tác phẩm đích thực, đáp ứng phần nào sự trông đợi của công chúng.

“Vài năm trở lại đây, trong giới văn nghệ sĩ Gia Lai, những tác giả trẻ như Ngô Thị Thanh Vân, Miên Di, Lê Vi Thủy, Lê Thị Kim Sơn (chuyên ngành Văn học), Thảo Nam Giang, Phi Ưng (chuyên ngành Âm nhạc), Mai Quý Ngọc, Lê Nguyễn Thảo My, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Chung (chuyên ngành Mỹ thuật) … đang từng bước khẳng định mình và dần có chỗ đứng trong lòng người yêu VHNT trong và ngoài tỉnh”-bà Hoàng Thanh Hương-Ủy viên Ban Chấp hành Hội VHNT Gia Lai, người phụ trách mảng sáng tác VHNT trẻ, đặc biệt nhấn mạnh.
 

 Tác phẩm “Rượu cần” của họa sĩ Lê Nguyễn Thảo My.
Tác phẩm “Rượu cần” của họa sĩ Lê Nguyễn Thảo My.

Người trẻ trong phong trào mỹ thuật

Dù số lượng hội viên không nhiều (22 người, trong đó có 5 hội viên Trung ương) nhưng chuyên ngành Mỹ thuật lại luôn có những hoạt động thu hút sự tham gia của đông đảo họa sĩ hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, từ đó tạo nên một phong trào hoạt động mỹ thuật sôi nổi, phong phú và hiệu quả. Cùng với đội ngũ họa sĩ gạo cội như Lê Hùng, Hồ Thị Xuân Thu, Trần Quang Lực, Ngô Tuyến, Nguyễn Văn Điền…; Gia Lai đang có một đội ngũ họa sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, đam mê, sâu  sắc trong nhận thức, nhuần nhuyễn trong kỹ thuật như: Mai Quý Ngọc, Lê Nguyễn Thảo My, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Chung, Lê Nguyễn Thảo Vy…  

Họ, mỗi người một phong cách sáng tạo nghệ thuật nhưng đều có chung một niềm đam mê với nghề, luôn tìm tòi học hỏi để ngày càng có thêm nhiều những tác phẩm hội họa mang đậm nét văn hóa Tây Nguyên. Đó là một Mai Quý Ngọc với những tác phẩm thiên về những đề tài dung dị đời thường với sự cách điệu hình tượng trong tranh một cách mạnh mẽ, dứt khoát trong những gam màu chủ đạo nâu, đỏ, đen và xanh để vẽ nên một Tây Nguyên vừa lạ, vừa quen, vừa hiền hòa vừa mạnh mẽ. Đó là một Lê Nguyễn Thảo Vy với những bức tranh sơn dầu mang màu sắc lạ và đẹp và cách thể hiện gần như phá luật, biểu đạt sự hồn nhiên, mộc mạc đến từng động tác của từng nhân vật, có những lúc tưởng chừng như không hợp lý nhưng khi xem ta lại thấy thuận mắt, hài hòa và nêu được rất rõ chủ đề mà chị muốn thể hiện. Đó còn là một Nguyễn Văn Chung sở hữu khá vững vàng một kỹ thuật thể hiện về chất liệu sơn dầu và tranh khắc gỗ; một Nguyễn Văn Vinh lôi cuốn người xem hòa mình vào những bức phù điêu trong một cái nhìn mới và sâu sắc về đời sống thực tại.

Trao đổi với P.V, họa sĩ Lê Hùng-Ủy viên Ban Chấp hành Hội VHNT Gia Lai, chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Gia Lai cho biết thêm: Bên cạnh những họa sĩ đã thành danh, phong trào mỹ thuật ở Gia Lai còn có một số họa sĩ trẻ, thậm chí còn rất trẻ đang đam mê, háo hức quyết tâm bước vào cuộc như: Lê Thị Kim Thúy, Đinh Việt Thanh, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Đình Long, Lê Hoàng Thảo, Phan Ngọc Trinh, Hồ Thế Thanh, Võ Văn Tiếng, Trịnh Xuân Thắng… Trong số họ, có những người chưa phải là hội viên Hội VHNT Gia Lai, song tất cả đều có chung niềm đam mê và thường xuyên sáng tác tác phẩm tham gia triển lãm khu vực và toàn tỉnh. “Tranh của các họa sĩ này hầu hết đều chỉn chu và có chất lượng tốt; bố cục chắc chắn, màu sắc đẹp, kỹ thuật thể hiện vững vàng. Nhìn chung, mỗi người một phong cách, mỗi tác phẩm đều có những nét đẹp riêng và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa Tây Nguyên”-họa sĩ Lê Hùng nhận định.

Từng bước khẳng định mình

 

 Tác phẩm “Rượu cần” của họa sĩ Lê Nguyễn Thảo My.
Tác phẩm “Tình yêu” của họa sĩ Lê Nguyễn Thảo Vy.

Cùng với chuyên ngành Mỹ thuật, các chuyên ngành khác của Hội VHNT Gia Lai như: Văn học, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Sân khấu biểu diễn… ngày càng có thêm nhiều lực lượng sáng tác trẻ. Đó là những tác giả có tâm huyết, tự phấn đấu nỗ lực vươn lên không ngừng để gặt hái những thành công trong lao động nghệ thuật. Trong chuyên ngành Âm nhạc, tác giả trẻ Phi Ưng đã nhanh chóng khẳng định được năng lực sáng tạo của mình. Thời gian gần đây, Phi Ưng đã liên tục sáng tác nhiều tác phẩm hay được đông đảo người yêu nhạc đón nhận và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) 2 lần giới thiệu tác phẩm mới của anh trên sóng truyền hình. Trong chuyên ngành Nhiếp ảnh, chỉ tính khoảng thời gian 5 năm trở lại đây thì số lượng hội viên trẻ ngày càng nhiều với những cái tên dần khẳng định được chỗ đứng trong lòng người mê nghệ thuật của ánh sáng như Nguyễn Thị Thùy Trang (Bảo Vy), Võ Đình Khoa, Nguyễn Minh Hoàng, Trần Quang Hồng… Đặc biệt, chuyên ngành Văn học xuất hiện hàng loạt người viết trẻ đã định danh, thường xuyên có các tác phẩm công bố trên văn đàn như Ngô Thị Thanh Vân, Lê Vi Thủy, Miên Di, Kim Sơn; gần đây là những cái tên như Đào An Duyên, Nguyễn Minh Tuấn, Tạ Thị Ngọc Điệp…

Đánh giá về đội ngũ trẻ tham gia sáng tác VHNT của tỉnh, bà Hoàng Thanh Hương-Ủy viên Ban Chấp hành Hội VHNT Gia Lai, phụ trách mảng sáng tác VHNT trẻ khẳng định: Trong 10 năm trở lại đây, Gia Lai có một đội ngũ những người sáng tác VHNT trẻ tương đối ổn định và phát triển, có trình độ chuyên môn cao, có niềm đam mê và có nhiều cá nhân nổi trội ở tất cả các chuyên ngành; được đánh giá cao trong khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên. Không chỉ thế, họ có một sức bền trong sáng tạo nghệ thuật, thường xuyên công bố tác phẩm trên các báo, tạp chí địa phương và Trung ương, tham gia và đoạt giải tại các triển lãm của tỉnh, của khu vực, triển lãm quốc gia; đối với chuyên ngành Nhiếp ảnh thì nhiều tác giả trẻ còn đạt được giải thưởng cao trong các cuộc thi và triển lãm quốc tế…”.

Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.