Pleiku: Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu đưa Pleiku trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh ngay trong năm 2018, Đảng bộ, chính quyền thành phố đã và đang tập trung chỉ đạo các ban, ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Thời gian qua, UBND TP. Pleiku  đã quyết liệt chỉ đạo các phòng, ban đôn đốc các chủ đầu tư huy động mọi nguồn lực tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ; chỉnh trang đô thị theo hướng vừa hiện đại, vừa mang bản sắc văn hóa đặc trưng. Được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh cùng nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực trong xã hội, TP. Pleiku đã đầu tư có hiệu quả nhiều chương trình, dự án như: làm đường hẻm, đường giao thông nông thôn; lát đá, lát gạch block vỉa hè; lắp điện chiếu sáng đường hẻm...

 

Thành phố Pleiku đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông. Ảnh: Đức Thụy
Thành phố Pleiku đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông. Ảnh: Đức Thụy

Các dự án quy hoạch đô thị cũng được TP. Pleiku quan tâm đầu tư xây dựng như: Khu phố mới Hoa Lư-Phù Đổng, Khu Đô thị Cầu Sắt, Trung tâm Thương mại Phù Đổng; mở rộng Khu Công nghiệp Trà Đa, Cụm Công nghiệp Diên Phú… Các công trình hiện đại cũng đã được triển khai theo quy hoạch như: Quảng trường Đại Đoàn Kết, nâng cấp quốc lộ 14 đoạn qua TP. Pleiku, nâng cấp mở rộng Cảng Hàng không Pleiku, chung cư Hoàng Anh Gia Lai, cao ốc Đức Long Gia Lai, Bệnh viện Quân y 211, Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên, Bệnh viện Nhi…, góp phần làm cho bộ mặt đô thị TP. Pleiku ngày càng khang trang.

Thành phố Pleiku còn chú trọng đầu tư khá đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật đô thị đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại I. Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Pleiku khóa X về “Đầu tư chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị đến năm 2020” đã làm thay đổi rõ nét bộ mặt đô thị thành phố. Cụ thể, đã nhựa hóa, bê tông hóa 207 tuyến đường đô thị có tên với tổng chiều dài 272,46 km/273,549 km, đạt 99,6% (còn đường Bà Huyện Thanh Quan sẽ đầu tư nâng cấp trong năm 2018). Hơn 2.036 tuyến đường trên toàn thành phố cũng được nhựa hóa, bê tông hóa 349,583 km/737,183 km, đạt 47%.

Trong đó, đường nội thành đã được nhựa hóa, bê tông hóa 215,887 km/299,258 km, đạt 72%; đường hẻm ngoại thành đã được nhựa hóa, bê tông hóa là 133,696 km/437,925 km, đạt 31%. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước trên 23 tuyến đường chính được đầu tư xây dựng mới 32,41 km. Mật độ đường cống thoát nước chính khu vực nội thành tuy chưa đạt chỉ tiêu đề ra nhưng cũng đã có những thay đổi đáng kể, tăng từ 1,5 km/km2 lên 2,96 km/km2. Tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thành được chiếu sáng là 100%, tỷ lệ ngõ hẻm nội thành được chiếu sáng đạt 56%. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu về đậu đỗ xe, TP. Pleiku đã đầu tư 34 bãi đậu xe công cộng nội thành (bãi đậu xe vỉa hè và lòng đường) có diện tích 77.003 m2 với 2.799 chỗ đỗ xe ô tô. Từ năm 2014 đến 2016, thành phố đã tiến hành thí điểm các điểm đậu xe theo ngày chẵn-ngày lẻ, đậu một bên đường với 6 điểm.

Nhằm đưa Pleiku sớm trở thành đô thị loại I ngay trong năm 2018 và phát triển bền vững, hiện đại, mang bản sắc văn hóa đặc trưng, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: hoàn chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch nông thôn mới và các quy hoạch khác theo định hướng đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Hoàn chỉnh, phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch-kiến trúc đô thị TP. Pleiku làm cơ sở xây dựng và quản lý đô thị đồng bộ, có hiệu quả. Tăng cường tuyên truyền người dân chung tay góp sức bằng việc hiến đất, tự nguyện tháo dỡ công trình, vật kiến trúc để triển khai thực hiện các công trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo tinh thần Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Pleiku khóa X.

Bên cạnh việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm, TP. Pleiku cũng ưu tiên thực hiện tốt chương trình tầng hóa trường học, nhựa hóa, bê tông hóa đường hẻm, tầng hóa trụ sở xã, phường. Kêu gọi, thu hút đầu tư bằng các chính sách mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các nguồn vốn vào các công trình trọng điểm, các công trình tạo phúc lợi, an sinh xã hội cao như kết cấu hạ tầng giao thông, nông nghiệp và nông thôn, điện, nước và các công trình phục vụ cá nhân và cộng đồng. Với việc tạo môi trường thông thoáng, công khai, minh bạch về thủ tục hành chính, các chính sách về đất đai, tài chính... TP. Pleiku hy vọng sẽ thu hút thêm nhiều nguồn lực mới, giúp sức cho địa phương sớm hoàn thành mục tiêu trở thành đô thị loại I vào cuối năm 2018.

Trần Xuân Quang
Chủ tịch UBND TP. Pleiku

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.