Pleiku có 4.224 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 2 ngày (27 và 28-6), Hội Nông dân TP. Pleiku tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XI (nhiệm kỳ 2023-2028) với sự tham dự của 168 đại biểu đại diện cho 11.869 hội viên nông dân toàn thành phố.
Ban Chấp hành Hội Nông dân TP. Pleiku, nhiệm kỳ mới ra mắt Đại hội. Ảnh: Hoàng Cư

Ban Chấp hành Hội Nông dân TP. Pleiku, nhiệm kỳ mới ra mắt Đại hội. Ảnh: Hoàng Cư

Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Hội Nông dân thành phố đã phát triển được 1.814 hội viên (đạt gần 363% chỉ tiêu Nghị quyết); vận động hội viên đóng góp hơn 2 tỷ đồng xây dựng quỹ Hội; thành lập 5 chi hội nông dân nghề nghiệp, 85 tổ hội nông dân nghề nghiệp, 12 nông hội với 507 thành viên; xây dựng 5 tổ hợp tác với 276 thành viên; hỗ trợ 409.660 cây cà phê giống cho 1.243 hộ dân; giúp đỡ 70 hộ hội viên thoát nghèo; hỗ trợ vốn cho 15 hộ hội viên nghèo đầu tư vào sản xuất; thăm hỏi, tặng quà trị giá gần 300 triệu đồng cho 818 gia đình chính sách; vận động xây dựng 15 căn nhà tình nghĩa với số tiền hơn 413 triệu đồng… Đến nay, TP. Pleiku có 4.224 hộ hội viên nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

Đại hội đã thông qua Nghị quyết nhiệm kỳ 2023-2028 với một số chỉ tiêu cơ bản như: kết nạp 400 hội viên mới/năm; 100% cơ sở Hội có quỹ; 100% cơ sở Hội hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 50% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ…

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 29 người; bầu 15 đại biểu đi dự Đại hội cấp trên. Bà Nguyễn Thị Bích Vân tái đắc cử chức Chủ tịch Hội Nông dân thành phố nhiệm kỳ 2023-2028.

Dịp này, Chủ tịch UBND TP. Pleiku đã tặng giấy khen cho 7 tập thể, 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018-2023.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.