Phương pháp mới để xác định nhanh hiệu quả vaccine Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mức độ kháng thể COVID-19 là yếu tố dự báo tốt về hiệu quả của vaccine Moderna, theo nghiên cứu công bố ngày 10.8.
Vaccine Moderna. Ảnh: AFP
Vaccine Moderna. Ảnh: AFP
Hãng tin Reuters cho hay, các cơ quan quản lý hiện dựa vào những nghiên cứu lớn có đối chứng với giả dược để xác định hiệu quả của vaccine COVID-19.
Tuy nhiên, một nghiên cứu đăng trên Medrxiv do các nhà khoa học từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm của Mỹ cùng Moderna và một số đối tác khác thực hiện chỉ ra, việc đo nồng độ kháng thể ở những người nhận vaccine cũng có thể xác định hiệu quả.
Nghiên cứu phát hiện vaccine Moderna có hiệu quả hơn ở những người đã tiêm vaccine có lượng kháng thể cao. Những người này cũng ghi nhận tỉ lệ nhiễm COVID-19 đột phá thấp hơn.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng 30.000 người tham gia của Moderna. Thử nghiệm này bắt đầu vào năm ngoái và là cơ sở cho việc cấp phép vaccine Moderna.
Tác giả nghiên cứu Peter Gilbert - nhà nghiên cứu tại Fred Hutchinson - chia sẻ, việc tìm ra một biện pháp thay thế về hiệu quả sẽ đẩy nhanh quyết định của các cơ quan quản lý về phê duyệt vaccine ngay cả khi không có các nghiên cứu kiểm soát giả dược lớn.
Kết hợp với dữ liệu về vaccine Pfizer/BioNTech và AstraZeneca, nhà nghiên cứu Gilbert nói rằng, có "sự tích lũy bằng chứng nhất quán" cho thấy các kháng thể có thể được sử dụng như một dấu hiệu thay thế về hiệu quả của vaccine.
HẢI ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).