Phục dựng lễ hội: Không lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi tiến hành phục dựng lễ hội truyền thống, các địa phương không nên tùy tiện, lạm dụng những hình tức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian.

 

 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý lễ hội cần diễn ra dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý lễ hội cần diễn ra dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng. (Ảnh minh họa: TTXVN)



Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý các địa phương thống không nên tùy tiện, lạm dụng các hình tức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian; chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, nghệ nhân khi tiến hành bảo tồn, phục dựng lễ hội dân gian truyền thống

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Công văn số 458/BCHTTDL-VHDT về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa năm 2020.

Theo đó, trong thời gian từ nay đến hết năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ hỗ trợ phục dựng, bảo tồn lễ hội truyền thống của dân tộc Lào (Điện Biên), dân tộc La Chí (Hà Giang), dân tộc Nùng (Hà Giang), dân tộc Thái (Yên Bái), dân tộc Shi La (Lai Châu), dân tộc Gia Rai (Kon Tum) và các lễ hội truyền thống tỉnh Bình Phước.

Bộ này đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh nói trên khảo sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học về lễ hội được bảo tồn, phục dựng và gửi về Bộ trước ngày 20/2.

“Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh chú trọng việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc, được lưu giữ trong đời sống các dân tộc thiểu số trên địa bàn; thông qua lễ hội, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn háo dân tộc, lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa và tâm linh của đồng bào các dân tộc,” công văn nêu rõ.

Ngoài ra, khi tổ chức phục dựng lễ hội, các địa phương lưu ý: lễ hội cần diễn ra dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm.

Theo P. Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null