Phụ nữ Đak Pơ chung tay vì môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tặng giỏ nhựa đi chợ, hỗ trợ làm nhà tiêu hợp vệ sinh và nhân rộng các mô hình “Hàng rào xanh”, “Con đường hoa”, phân loại rác thải tại nguồn… là những phần việc có ý nghĩa được các cấp Hội Phụ nữ huyện Đak Pơ thực hiện, tạo môi trường sống trong lành, thân thiện, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM).
Giúp hội viên làm nhà tiêu hợp vệ sinh
Bà Phạm Thị Thúy-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ-cho biết: Toàn huyện hiện có 9.300 hội viên, trong đó, hội viên đồng bào dân tộc thiểu số có 2.197 hộ. Tuy nhiên, tỷ lệ gia đình hội viên đồng bào dân tộc thiểu số có nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp nên việc triển khai hỗ trợ hội viên xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh là cần thiết. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với xây dựng NTM. Theo  đó, năm 2017, Hội LHPN huyện xây dựng mô hình “Giúp công làm nhà tiêu hợp vệ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số” và tiến hành khảo sát, xây dựng kế hoạch triển khai cho từng tuần, từng tháng và từng năm. Sau khi thực hiện mô hình điểm tại xã Ya Hội, rồi nhân rộng ra các xã, thị trấn, đến thời điểm này đã có 200 gia đình hội viên được hỗ trợ xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Theo kế hoạch, năm 2019, Hội LHPN huyện tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị phụ trách làng để hỗ trợ về ngày công, kinh phí cho 150 hộ ở các xã chưa đạt chuẩn NTM để xây dựng công trình.
 Hội viên, phụ nữ làng Jun (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) tham gia trồng cây chuỗi ngọc làm hàng rào. Ảnh: N.M
Hội viên, phụ nữ làng Jun (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) tham gia trồng cây chuỗi ngọc làm hàng rào. Ảnh: N.M
Trong quá trình thực hiện mô hình này, ngoài một phần kinh phí do Hội LHPN tỉnh hỗ trợ, Hội LHPN huyện đã vận động được 16 triệu đồng tiền mặt cùng một số vật liệu trị giá hơn 10 triệu đồng để hỗ trợ hội viên. Đồng thời, Hội cũng vận động hội viên, Đoàn Thanh niên, các đơn vị bộ đội kết nghĩa hỗ trợ ngày công để giảm chi phí. Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh cũng đã tổ chức hướng dẫn để hội viên, phụ nữ sử dụng công trình hiệu quả. Bà Đinh Thị Nga (làng Kuk Kôn, xã An Thành) cho biết: “Nhà mình chỉ trông vào 1 ha mía và 1 sào lúa nước nên thu nhập thấp, không có điều kiện để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Đầu năm 2017, được sự hướng dẫn của Hội LHPN xã, mình tham gia Câu lạc bộ “Phụ nữ dân tộc thiểu số tiết kiệm 5-10 triệu đồng”. Đến cuối năm 2018, sau khi tiết kiệm được 7 triệu đồng, cộng với Hội hỗ trợ vật liệu và một số hộ trong làng giúp ngày công, gia đình mình đã xây xong nhà tiêu hợp vệ sinh, rất thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày”.
Chung tay bảo vệ môi trường 
Hiện nay, các cấp Hội LHPN huyện Đak Pơ đang triển khai mô hình “Phụ nữ thân thiện với môi trường” và đã tặng được 692 giỏ nhựa cho hội viên, phụ nữ. Bà Bùi Thị Hồng Thắm-Chủ tịch Hội LHPN xã Tân An-chia sẻ: “Khi tặng giỏ nhựa cho hội viên, phụ nữ, chúng tôi đồng thời tuyên truyền về tác hại của túi ni lông đối với môi trường và vận động hội viên đi chợ bằng giỏ nhựa để hạn chế sử dụng túi ni lông cũng như thực hiện phân loại rác tại nguồn”. Cũng theo bà Thắm, qua 1 năm triển khai, hầu hết các hội viên, phụ nữ đã có ý thức sử dụng giỏ nhựa đi chợ, trong đó, rau, củ được bỏ vào giỏ; thịt, cá được bỏ vào các hộp nhựa. Bên cạnh đó, hội viên, phụ nữ cũng biết phân loại rác như sử dụng rác hữu cơ để làm phân bón, thức ăn cho gia súc, gia cầm và đốt hoặc chôn lấp đối với rác thải khó phân hủy.
Ngoài ra, các cơ sở Hội còn triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “5 không, 3 sạch” gắn với các hoạt động xây dựng NTM. Riêng năm 2018, toàn huyện đã xây dựng 6 mô hình “Chi hội Phụ nữ 5 không, 3 sạch xây dựng NTM” và nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn ở 8 xã, thị trấn. Đồng thời, nhân rộng 8 mô hình “Hàng rào xanh” có chiều dài 3,27 km với 274 hộ tham gia; 9 mô hình “Con đường hoa” có chiều dài 6,87 km với 594 hộ tham gia; làm 3 đoạn đường không lầy lội với tổng chiều dài 7,7 km; vận động 234 hộ xây dựng vườn rau xanh và cây ăn quả, 35 hộ di dời chuồng trại ra sau vườn và 333 hộ đào hố xử lý rác tự hoại.
Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Pơ cho biết thêm: Thời gian tới, cùng với hỗ trợ phát triển kinh tế, Hội sẽ tiếp tục huy động sự hỗ trợ về kinh phí, ngày công, vật liệu nhằm hỗ trợ hội viên, phụ nữ thực hiện tốt các mô hình “Con đường hoa”, “Hàng rào xanh”, đoạn đường không lầy lội vào mùa mưa… Đặc biệt, thành lập ít nhất 1 “Chi hội Phụ nữ 5 không, 3 sạch xây dựng NTM” tại các xã NTM và 100% thành viên xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Qua đó, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho hội viên, phụ nữ, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, góp sức cùng địa phương thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM.
 NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.

Khu vực đường Trần Hưng Đạo-đường Nguyễn Văn Trỗi-đường Nguyễn Thái Học-đường Hùng Vương vừa được điều chỉnh thành khu vực có tính chất là đất cơ quan và đất công cộng-dịch vụ đô thị. Ảnh: Hà Duy

Pleiku: Chú trọng chất lượng quy hoạch phân khu

(GLO)- Quy hoạch phân khu là sự phân chia các khu vực trong đô thị một cách khoa học giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian và tài nguyên. Vì vậy, TP. Pleiku rất chú trọng đến công tác này nhằm xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa.

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.