Phòng-chống dịch Covid-19 ở Gia Lai: Người nghiêm túc, kẻ thờ ơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giữa lúc dịch Covid-19 có nhiều diễn biến khó lường, phần lớn người dân ở Gia Lai đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch như đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng, rửa tay sát khuẩn thường xuyên và giữ khoảng cách khi có thể. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có nhiều người còn thờ ơ với các quy định về phòng-chống dịch.
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch
Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng cao. Ở các siêu thị, quán tạp hóa, khu chợ là nơi bà con thường đến để mua sắm, đặc biệt đông đúc vào lúc sáng sớm và chiều tối. Theo ghi nhận của phóng viên sáng 9-2 tại một số địa bàn, phần lớn người bán và người mua đều chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
Tại chợ Phú Mỹ (xã Ia Băng, huyện Chư Prông), hoạt động mua bán diễn ra khá tấp nập vì người dân tranh thủ đi mua sắm Tết. Hiểu rõ mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19 nên người dân đã hạn chế tiếp xúc gần. Thay vì đứng lại trò chuyện, thăm hỏi, mọi người chỉ gật đầu chào nhau. 
Ông Trần Văn Xuân (thôn Phú Vinh, xã Ia Băng) nói: “Tôi chưa đeo khẩu trang bao giờ nên cảm giác rất vướng víu và khó thở. Nhưng giờ dịch bệnh dễ lây lan, để đảm bảo sức khỏe bản thân, gia đình, người xung quanh nên phải đeo”. 
9-2 Một số người dân tộc thiểu số bán rau, củ ở khu vực chợ Nơ Trang Long cũng chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang-ảnh Phương Dung
Cả người bán rau và khách mua ở khu vực chợ đường Nơ Trang Long (phường Trà Bá, TP. Pleiku) đều chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang. Ảnh: Phương Dung
Tại khu vực chợ trên đường Nơ Trang Long (phường Trà Bá, TP. Pleiku) hiếm hoi mới thấy một người không đeo khẩu trang. Từ người đứng bán ở các quầy sạp đến người bán hàng rong đều chấp hành nghiêm quy định về phòng-chống dịch.
Bà Rơ Lan La (làng Ngó, phường Trà Bá) chia sẻ: “Từ lúc có dịch, người đi chợ mua sắm ai cũng đeo khẩu trang. Mình không đeo, có người họ nhắc liền”. Nói xong, như một thói quen, bà La đưa tay kéo khẩu trang xuống rồi sực nhớ ra lại kéo lên. Bà cười giải thích: “Do chưa quen”.  
9-2 Khách hàng và nhân viên siêu thị Co.op Mart đều chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang-ảnh Phương Linh
Khách hàng và nhân viên Siêu thị Co.op Mart Pleiku đều chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang. Ảnh: Phương Linh
Các siêu thị trên địa bàn TP. Pleiku từ sớm đã triển khai quy định khách đến mua sắm phải đeo khẩu trang, sát khuẩn và kiểm tra thân nhiệt. Điều đó đã giúp không ít người dân hình thành thói quen khi ra đường, đến nơi công cộng phải đeo khẩu trang.
Bà Nguyễn Thị Diệu Trinh-Tổ trưởng Tổ Marketing và Dịch vụ khách hàng (Siêu thị Co.op Mart Pleiku) cho hay: Ngay trước khi dịch bùng phát, Siêu thị đã áp dụng tất cả khách hàng khi vào mua sắm, tham quan đều phải đeo khẩu trang. Thỉnh thoảng cũng có một vài người quên, nhân viên Siêu thị sẽ nhắc nhở và yêu cầu đeo khẩu trang.
“Từ khi dịch bùng phát, mọi người đến Siêu thị đều mang theo khẩu trang. Chúng tôi áp dụng nghiêm việc đo thân nhiệt cho khách hàng và yêu cầu rửa tay sát khuẩn ở các lối ra vào để phòng dịch”-bà Trinh thông tin. 
Những ngày này, TP. Pleiku càng trở nên nhộn nhịp bởi người dân đi sắm Tết, đặc biệt là tại các khu chợ hoa đường Nguyễn Thiện Thuật (phường Diên Hồng), đường Nguyễn Văn Cừ (phường Ia Kring)… Người dân ý thức được mình đang đến chỗ đông người nên đều tự trang bị thật kỹ từ khẩu trang, mũ nón, bao tay, hạn chế tối đa việc tiếp xúc, trao đổi với người lạ.
Ông Võ Phan Duyệt-Chủ tịch UBND phường Diên Hồng-cho biết: “Từ hôm ra quân tuyên truyền, xử lý các hành vi vi phạm công tác phòng-chống dịch Covid-19 đến nay, chúng tôi chưa phải xử phạt trường hợp nào. Những ngày đầu ra quân có thực hiện nhắc nhở để bà con làm theo. Nhìn chung, nhân dân trên địa bàn chấp hành rất tốt việc đeo khẩu trang khi đến nơi đông người. Tiểu thương ở các khu chợ cũng rất ý thức trong công tác phòng-chống dịch”.
Tại các khu công viên, hoa viên, Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), người dân vẫn đến để đi dạo, tập thể dục và tất cả mọi người đều đeo khẩu trang. 
Xử lý nghiêm những người vi phạm
Sau nhiều ngày không phát hiện ca nhiễm mới tại TP. Pleiku cùng với việc 2 tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu và Hoàng Sa được gỡ phong tỏa; Bệnh viện Đa khoa tỉnh đón tiếp bệnh nhân trở lại… không ít người dân ở Phố núi đangcó tâm lý chủ quan trong phòng-chống dịch Covid-19.
Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 tỉnh-nhận định: Hiện nay, người dân từ các tỉnh và TP. Hồ Chí Minh về Gia Lai nghỉ Tết rất đông. Người dân dường như cũng chủ quan hơn sau khi tháo giãn cách. “Từ các kết quả xét nghiệm đến tình hình thực tế, chúng tôi mong muốn người dân thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” (khẩu trang-khử khuẩn-khoảng cách-không tập trung-hai báo y tế) của Bộ Y tế”-Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.
9-2 Mọi người vẫn chủ quan ngồi ăn uống mà quên các biện pháp phòng dịch-ảnh Phương Linh
Nhiều người ở TP. Pleiku vẫn chủ quan ngồi ăn uống mà quên các biện pháp phòng dịch. Ảnh: Phương Linh
Việc chấp hành đeo khẩu trang, giữ khoảng cách theo quy định vẫn khó đảm bảo ở các hàng quán bán đồ ăn uống, quán cà phê. Theo ghi nhận của phóng viên vào tối 8-2, một số quán cà phê, các quán nhậu dọc vỉa hè đường Hùng Vương, Thống Nhất, bờ kè suối Hội Phú (TP. Pleiku) vẫn khá đông đúc, nhộn nhịp bất chấp tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Điều này cho thấy nhiều người dân còn chủ quan, lơ là với việc phòng-chống dịch.
Ông Nguyễn Văn Tùng-Phó Chủ tịch UBND phường Thắng Lợi (TP. Pleiku) thông tin: “Chúng tôi thực hiện tuyên truyền, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch Covid-19 trong 2 ngày đầu tiên. Những ngày sau đó thì tiến hành xử phạt người dân không đeo khẩu trang khi đi ra đường, đến nơi công cộng. Chúng tôi đã xử phạt 4 trường hợp, mỗi trường hợp 1 triệu đồng”. 
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho biết: “Ở các địa phương, các tổ tuyên truyền vẫn tích cực thực hiện việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để vận động, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng-chống dịch, chung tay cùng cả tỉnh đầy lùi dịch Covid-19. Bên cạnh đó, đối với các trường hợp cố tình vi phạm, các địa phương có quyền xử phạt hành chính để răn đe, nhắc nhở, làm gương cho mọi người cùng biết”. 
PHƯƠNG LINH-PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.