Phối hợp tuyên truyền, tham gia Giải báo chí về phòng, chống thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về Giải báo chí tới các chi hội nhà báo, các phóng viên, biên tập viên.

Một ngôi nhà của người dân bị sập hoàn toàn sau trận mưa lớn kèm theo giông và lốc xoáy xảy ra vào chiều ngày 22/8 vừa qua tại hai huyện Ba Tri và Bình Đại, tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)
Một ngôi nhà của người dân bị sập hoàn toàn sau trận mưa lớn kèm theo giông và lốc xoáy xảy ra vào chiều ngày 22/8 vừa qua tại hai huyện Ba Tri và Bình Đại, tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN)


Ngày 20/9, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 98/TWPCTT gửi các cơ quan thông tấn, báo chí về việc phối hợp tuyên truyền và tham gia Giải báo chí toàn quốc về phòng, chống thiên tai lần thứ 2.

Theo văn bản trên, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Giải lần thứ 2 với chủ đề “Vì một xã hội an toàn trước thiên tai-Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.”

Đối tượng tham gia là tất cả công dân Việt Nam, bao gồm những nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên có tác phẩm báo chí phù hợp với tiêu chí của giải, thuộc các loại hình: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình và ảnh báo chí. Tác phẩm dự thi là những tác phẩm bằng tiếng Việt được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian từ ngày 1/4/2020 đến hết ngày 31/12/2021. Thời gian nộp các tác phẩm đến hết ngày 31/12/2021. Thông tin chi tiết về Giải báo chí truy cập website: http://giaibaochipctt.mard.gov.vn.

Lễ công bố và trao Giải thưởng dự kiến tổ chức vào tháng 5/2022 nhân dịp Tuần lễ Quốc gia về Phòng, chống thiên tai.

Để Giải báo chí thành công, góp phần nâng cao nhận thức toàn xã hội về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp phổ biến tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về Giải báo chí tới các chi hội nhà báo, các phóng viên, biên tập viên tích cực tham gia; khuyến khích, định hướng nội dung các tác phẩm tham dự.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai (như Nghị định 66/2021/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, Nghị định 78/2021/NĐ-CP về Quỹ phòng, chống thiên tai; Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai; Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng...

Bên cạnh đó, khuyến khích các tác phẩm báo chí tham dự giải tuyên truyền về những tác động, giải pháp ứng phó với thách thức kép thiên tai và dịch bệnh trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; vấn đề xây dựng, củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực cho lực lượng phòng, chống thiên tai, đặc biệt ở cấp cơ sở; kỹ năng, kinh nghiệm cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; những tấm gương điển hình, các giải pháp hiệu quả, sáng kiến hay, mô hình tốt trong phòng, chống thiên tai; phản ánh tình hình thực tế, phát hiện những bất cập, vướng mắc và cách tháo gỡ trong phòng chống thiên tai...

Trước đó, Giải báo chí toàn quốc về phòng, chống thiên tai lần thứ nhất với chủ đề: “Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai-Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu bắt đầu từ cộng đồng” đã thu hút sự tham gia của hơn 600 tác giả là những nhà báo, phóng viên, cộng tác viên đến từ hơn 120 cơ quan thông tấn, báo chí từ Trung ương đến địa phương với 896 tác phẩm dự thi ở 5 loại hình báo chí và được trao giải vào ngày 13/10/2020.

Theo Thắng Trung (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null