Phối hợp thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trên độ cao trung bình 750-800 mét, TP. Pleiku, Gia Lai có tiềm năng, lợi thế lớn về đất đai, khoáng sản, tài nguyên khí hậu đặc thù, có hệ động thực vật phong phú, đa dạng để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung; hệ thống danh lam thắng cảnh thuận lợi cho phát triển du lịch; đồng thời còn có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế như thương mại, dịch vụ, logistic, nông nghiệp và du lịch.

Những năm qua, kinh tế TP. Pleiku phát triển khá, bình quân tăng hàng năm 15%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. GDP bình quân đầu người xấp xỉ 40 triệu đồng/năm. Lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, quản lý đô thị được tăng cường và nâng cao. Từ một thị xã bé nhỏ, TP. Pleiku đã trở thành đô thị loại III (thành phố) năm 1999 và đô thị loại II vào năm 2009.

 

Thành phố Pleiku-trung tâm nối liền quốc lộ 14, 19 với các khu kinh tế cửa khẩu.
Thành phố Pleiku-trung tâm nối liền quốc lộ 14, 19 với các khu kinh tế cửa khẩu.

Sau nhiều lần điều chỉnh, bổ sung, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1194/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, định hướng TP. Pleiku trở thành trung tâm dịch vụ tổng hợp, dịch vụ logistics của khu vực Bắc Tây Nguyên, trung tâm du lịch lễ hội cồng chiêng của vùng Tây Nguyên. Về giao thông, kết nối với hai trục hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia. Về du lịch, TP. Pleiku là trung tâm du lịch quốc gia-vùng, tuyến du lịch quốc tế kết nối với Siêm Riệp-Campuchia, Băng Cốc-Thái Lan. Về công nghiệp, TP. Pleiku nằm trong vùng phát triển công nghiệp chế biến nông-lâm sản. Về nông nghiệp, là vùng chuyên canh cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu, chè gắn với Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia… Việc lập điều chỉnh quy hoạch chung TP. Pleiku đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo các tiêu chí mới, xác định các động lực phát triển cho thành phố, dự báo quy mô phát triển theo tình hình TP. Pleiku trong tương lai.

Đặc biệt, thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, “TP. Pleiku phối hợp thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của tỉnh, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách mới, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo được sự đồng thuận của các nhà đầu tư và nhân dân. Công tác cải cách hành chính, xây dựng quy chế và phân cấp mạnh trong quản lý đô thị, gắn xây dựng và giáo dục nếp sống văn hóa, văn minh đô thị ngày càng tốt hơn”-ông Trần Xuân Quang-Chủ tịch UBND thành phố cho biết. Khu Công nghiệp Trà Đa nằm ở phía Bắc thành phố có tổng diện tích 109,3 ha, đến nay đã lấp đầy 100% diện tích, tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp lên đến cả ngàn tỷ đồng, thu hút trên 2.200 lao động. Lĩnh vực được ưu tiên khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp này, gồm nhóm ngành công nghiệp chế biến lâm sản, nông sản thực phẩm; nhóm ngành công nghiệp vật liệu xây dựng; nhóm ngành chế tạo, lắp ráp cơ khí điện tử; nhóm ngành sản xuất, gia công hàng tiêu dùng; một số ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Ngoài ra, TP. Pleiku còn có Cụm Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp Diên Phú, Khu Công nghiệp Nam Hàm Rồng… TP. Pleiku có khoảng 2.500 cơ sở sản xuất công nghiệp, chiếm 1/3 toàn tỉnh.

Trước yêu cầu hội nhập, để hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, UBND tỉnh và các ngành chức năng đã, đang và sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành lập, đăng ký, bổ sung chức năng ngành nghề, sử dụng đất đai, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu để khuyến khích ngày càng nhiều doanh nghiệp thành lập và hoạt động hợp pháp, hiệu quả. Cả 3 khía cạnh của môi trường đầu tư đều được tỉnh quán triệt thực hiện, đó là môi trường pháp lý, môi trường kinh tế và môi trường văn hóa-xã hội. Việc làm này chính là tạo cho nhà đầu tư có thiện cảm, tin tưởng và hy vọng vào chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, thấy được chính sách nhất quán, dành ưu tiên và thuận lợi để họ quyết định gắn bó làm ăn lâu dài. Thông qua các hội nghị, diễn đàn, các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với doanh nghiệp, vấn đề còn vấp phải là kết cấu hạ tầng còn yếu kém, ngay cả ở khu công nghiệp.

Yêu cầu đặt ra đối với tỉnh, trong đó có trách nhiệm của thành phố là để làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, trước tiên là phải làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản, quy định của pháp luật về cơ chế, chính sách của Nhà nước, địa phương về thu hút đầu tư. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn lực về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư, đi đôi thực hiện công bằng thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tiếp cận thị trường, nâng cao nguồn nhân lực, ngay cả trong bộ máy thừa hành công vụ và đào tạo nghề cho lao động.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.