Phố Núi vào xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Buổi sớm, Pleiku nhuốm trong sắc trời rạng, da trời xanh lơ, mơ màng vài tản mây trắng bạc lơ đễnh thả mình. Thành phố dậy muộn bởi khí trời se lạnh, lay phay gió, mặc cho chim sáo nâu từng đàn lưng trời ngược nắng sớm thả trôi tiếng hót trong ngần góp cùng tiếng chim sẻ nơi hiên nhà thức gọi con người đón bình minh. 
1. Ở thành phố này, mấy năm gần đây, loài chim sáo sinh sôi, ngụ qua đêm thêm nhiều trên những nóc tháp chuông, sân thượng nhà tầng, trên những tán cây lâu năm, cây xanh nơi Quảng trường Đại Đoàn Kết. Ngày khô tạnh, lúc trời chưa rạng, từng đàn gọi nhau kéo về với rừng xanh, núi biếc, suối khe dòng nước ngọt lành. Tuy thế, trong ngày, giữa lòng thành phố, chốn bình yên vẫn thường bắt gặp từng cặp đôi, quy mô đàn chừng mươi con sáo nâu đôi chân nhún nhảy thơ thẩn tìm thức ăn, cất tiếng gọi bạn lảnh lót từng hồi, gần gũi như thể được con người chăm sóc, thuần dưỡng.
Ngày đầu xuân, hoa trang hoàng dịp Tết chưa đến độ mãn khai được chưng trước cửa nhà hòa cùng cỏ hoa cho phố phường thêm rộn sắc hương, quyến rũ lạ kỳ. Một vài cung đường, những cây bàng vẫn đang thay lá. Lá đỏ chấp chóa vỉa hè, lòng đường; chấp chóa nắng vàng nhạt vương vấn hơi sương mỏng loãng, gió đông muộn mơ hồ. Ngước mắt lên, những nhánh bàng khẳng khiu tựa như muôn ngón tay xòe lưa thưa vài sắc lá đỏ, mầm non vừa bật nhú nâu thẫm, nắng vàng tươi nghiêng, nền trời xanh lơ không gợi cảm giác cô độc, mà ngược lại, ấm áp lạ thường bởi sự tiếp dẫn, hài hòa và xen quyện! Tôi ngân nga một đoạn trong ca khúc của nhạc sĩ Phú Quang: “Ta còn em, cây bàng mồ côi mùa đông/Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông, mảnh trăng mồ côi mùa đông”. Bỗng dưng lòng nhớ mùa đông Hà Nội, nhớ ta của thời trai trẻ. 
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Thoáng chốc, ngày đã rộn. Nắng sậm dần. Khí trời thêm lạnh, rất đặc trưng mùa khô Tây Nguyên cả những hôm trời yên gió. Nắng nhuốm vàng thêm những gốc mai chở trên đường trở lại nhà vườn. Mãn khai, cây mai lộc non biếc ngần, quả non xanh mởn phủ kín thân cành tràn trề nhựa sống. Mấy chùm hoa nở muộn thả cánh vàng lả lơi xuống lòng đường, theo gió chập chùng quấn theo các phương tiện giao thông, theo bước chân bộ hành xuôi ngược như trêu đùa, vương vấn. Khác với ngày về, được nâng niu đón đợi; trên đường thiên lý trở lại nhà vườn để chăm sóc cho mùa sau, người ta đưa cây mai đi rất vội, vẫn rộn rã niềm vui.
2. Du xuân, đắm mình cùng thiên nhiên không chỉ là nhu cầu của cư dân phố thị. Mùa xuân, cây cao su trút lá. Xe máy cặp đôi chầm chậm cùng bạn bè trên những con đường trải nhựa hai bên là rừng cao su bạn sẽ cảm nhận vẻ đẹp thật kỳ thú có sự góp mặt của nắng từng tia sợi, từng dòng, đọng từng giọt như nhảy múa, như rơi rụng, như bị gió đưa nghiêng, như trêu đùa tắm táp cho thân gầy, cành trơ đầy thách thức và kiêu hãnh. Sáng mai ra, dưới nắng hanh vàng sậm màu, cơn gió như vô tình ngang qua, vườn cây rùng rùng trút lá đồng loạt làm rung chuyển cả không gian. Lá rụng như mưa trút, dứt khoát và mạnh mẽ. Tiếng lá va vào nhau tạo âm thanh rào rào ngân xa từng đợt, từng đợt lạ tai như có bàn tay vô hình lay rung. Dưới mặt đất, lá nâu vàng từng lớp từng lớp cựa mình răng rắc, giòn khô theo gió cuộn tròn thành đụn rồi xô dạt như sóng nhồi, nước xoáy. Rừng cây thẳng hàng, đúng lối giơ cánh tay khẳng khiu, gầy guộc như rũ bỏ tất cả, mặc tình không níu giữ để đón nắng, gọi gió cho cuộc hồi sinh. Một chút bâng khuâng buồn. Một chút nuối tiếc, ngẩn ngơ, ngợp lạnh… Nghĩ đến sự sinh thành, hồi tâm!
Du xuân, chẳng phải đâu xa, trong không gian quen thuộc cùng vườn cà phê mùa trổ hoa cũng đủ cho mắt nhìn đắm đuối giữa triền đồi trắng ngần hoa, trùng trùng hoa, vây bủa hoa, ngờm ngợp hoa. Khứu giác được đánh thức bởi hương thơm dịu ngọt vô cùng dễ chịu mà không loại nước hoa nào sánh được dẫu đứng cách xa vài trăm mét.
3. Đầu xuân, đêm Pleiku không thức quá khuya. Nhịp sống “bình thường mới” nhưng vẫn phải giữ gìn, chi dùng đúng mực. Tuy thế, ánh đèn màu lung linh, âm nhạc du dương, thức ăn đường phố sực nức hương thơm; lớp người trẻ vui mừng gặp nhau, vội vã chia tay cho đêm Phố núi trên những cung đường Hùng Vương, Trần Phú, Trần Hưng Đạo… thêm mơ màng, thi vị.
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.