Phố cổ Hà Nội xứng đáng là di sản văn hóa thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo PGS-TS Đặng Văn Bài, nguyên Phó chủ tịch Hội Di sản, có thể xin thêm các danh hiệu cho phố cổ Hà Nội.

Phố Hàng Đào xưa - Ảnh: BỘ SƯU TẬP ẢNH CỦA KTS ĐOÀN BẮC
Phố Hàng Đào xưa - Ảnh: BỘ SƯU TẬP ẢNH CỦA KTS ĐOÀN BẮC


Phố nghề phố buôn bán chục ngàn tỉ

PGS-TS-KTS Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở Kiến trúc Hà Nội, đã nhắc tới doanh thu luôn đứng đầu toàn thành phố của Q.Hoàn Kiếm trong nhiều năm qua, tại hội thảo Bảo tồn tôn tạo phát huy giá trị di sản khu phố cổ Hà Nội trong tiến trình phát triển Thăng Long - Hà Nội (do UBND Q.Hoàn Kiếm, Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội tổ chức ngày 8.10). Theo đó, quận này có doanh thu tới 11.000 tỉ đồng mỗi năm. Nhưng ông Trúc Anh không nói tới câu chuyện kinh tế, mà nhấn mạnh, có được doanh thu này là nhờ di sản của phố nghề xưa để lại. “Toàn bộ hộ cá thể giờ chuyển thành các công ty khai thác di sản, đóng thuế bền vững. Tiền thu được từ dịch vụ, buôn bán chứ không phải là từ đất. Đó là sự lợi hại của phố nghề phố buôn bán tập hợp từ xưa để lại, là di sản đậm đặc”, ông Trúc Anh nói.

Cũng theo ông Trúc Anh, từ quy hoạch truyền thống, mọi tinh hoa đều kết tinh vào phố cổ. “Không gian kiến trúc cảnh quan của phố cổ hiện là di tích cấp quốc gia. Giá trị kiến trúc và quy hoạch của phố cổ rất đặc biệt ở phố nghề, phường nghề và đậm đặc lễ hội truyền thống. Ở Trung Quốc, ở Nhật Bản cũng có những phố nghề kết hợp buôn bán như vậy. Đó là nét đặc trưng của châu Á”, ông nói.

Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó trưởng ban Quản lý phố cổ Hà Nội, cho biết khu phố cổ Hà Nội đang chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể lớn với 121 di tích, gồm 83 di tích lịch sử văn hóa, 30 di tích lịch sử cách mạng và 8 di tích khác; Trong đó, có 25 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia với đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng: đình, đền, chùa, hội quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu, am. Khu phố cổ cũng có các giá trị phi vật thể đa dạng, hấp dẫn như: sinh hoạt của người dân, ẩm thực, các loại hình diễn xướng dân gian như ca trù và xẩm, các lễ hội truyền thống ở đền Bạch Mã, đình Yên Thái, lễ hội kim hoàn... tạo nên dấu ấn Thăng Long - Hà Nội ngàn năm.

 

 Phố cổ Hà Nội và những người mê trang phục áo dài 5 thân - Ảnh: ẢNH: NHÓM ĐÌNH LÀNG VIỆT CUNG CẤP
Phố cổ Hà Nội và những người mê trang phục áo dài 5 thân - Ảnh: ẢNH: NHÓM ĐÌNH LÀNG VIỆT CUNG CẤP


Làm hồ sơ di sản nâng cấp danh hiệu

PGS-TS Trúc Anh cho rằng cần khai thác giá trị kiến trúc phố cổ như sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao. Theo ông Trúc Anh, phải đưa vào nghị quyết của Đảng chương trình chỉnh trang đô thị Q.Hoàn Kiếm gắn với kinh tế đô thị và có cả kinh tế ngày và đêm. Trọng tâm chỉ phát triển giá trị văn hóa du lịch, không xây thêm các công trình tập trung dân, chuyển đổi sang khách sạn. Bên cạnh đó, ông cho rằng cần giao quyền cho Q.Hoàn Kiếm về việc chỉnh trang phố cổ.

PGS-TS Phạm Hùng Cường, Trường đại học Xây dựng, đề xuất nên đẩy mạnh tiếp cận thông tin về phố cổ qua điện thoại. Theo đó, có thể lập trung tâm thông tin với dữ liệu lớn về lịch sử văn hóa di sản phố cổ. “Với công nghệ 5G trong tương lai, các dữ liệu lớn về lịch sử văn hóa, di sản của Hà Nội nói chung và của phố cổ Hà Nội nói riêng có thể dễ dàng tiếp cận qua các cổng thông tin ngay trên đường phố”, ông Cường nói.

PGS-TS Đặng Văn Bài, nguyên Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, gợi ý nâng cấp các danh hiệu cho phố cổ. Từ đó có thể truyền thông về di sản tốt hơn. “Phố cổ rất xứng đáng là di tích quốc gia đặc biệt. Đừng sợ mang tiếng hội chứng chạy theo danh hiệu. Nếu ta đủ tiêu chí thì cứ làm hồ sơ đề nghị nhà nước”, ông Bài nói.

Ông Bài cũng nhắc đến chuyện khi làm hồ sơ gửi UNESCO để xét danh hiệu di sản văn hóa cho Hoàng thành Thăng Long đã có chuyên gia đề nghị đưa phố cổ vào. Giờ đây, có thể nghĩ đến việc trình lại hồ sơ đó để mở rộng diện tích như đang làm với vịnh Hạ Long. “Có thể bổ sung phố cổ Hà Nội vào hồ sơ Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đệ trình UNESCO. Trung tâm Hoàng thành Thăng Long cùng phố cũ thời thực dân và phố cổ thì hợp thành một phần của đô thị di sản. Từ góc nhìn đó, tôi nghĩ là sẽ thúc đẩy Hà Nội thành TP di sản, đô thị di sản”, ông Bài nói.

Theo TRINH NGUYỄN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.