Phát triển đô thị, đừng 'quên' công viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
TP.Đà Nẵng vừa quyết định đầu tư hơn 673 tỉ đồng để nâng cấp, cải tạo công viên 29.3. Đây không chỉ là tin vui cho người dân Q.Thanh Khê, Hải Châu ở trung tâm TP, mà Đà Nẵng cần rất nhiều công viên xứng tầm.

Công viên 29.3 rộng gần 20 ha, đóng vai trò lá phổi xanh, là không gian để cư dân tụ tập sinh hoạt tập thể, thể dục. Nhu cầu vui chơi giải trí tại đây rất lớn, nhưng các hạng mục trò chơi, vườn thú với tuổi đời hàng chục năm đều xuống cấp.

Thiếu công viên và mật độ cây xanh thấp là bài toán TP loay hoay từ những năm 2000 khi trở thành đại công trình chỉnh trang, giải tỏa để phát triển đô thị. Gần đây, nhiều địa phương nỗ lực gia tăng những lá phổi xanh, như Q.Sơn Trà đầu tư 35 công viên, vườn dạo trên 47 khu đất, nhưng tổng diện tích chỉ 13 ha, chủ yếu tận dụng những khu đất trống giữa khu dân cư.

Toàn TP Đà Nẵng rất ít những công viên lớn. Trong quá trình phát triển gần như thay đổi toàn bộ diện mạo hạ tầng đô thị từ khi chia tách năm 1997 đến nay, không thể nói TP.Đà Nẵng thiếu nguồn lực, nhưng những lá phổi xanh chưa được quan tâm đúng mức. Đơn cử năm 2004, công viên Thanh niên nằm giữa Q.Hải Châu và Q.Cẩm Lệ được phê duyệt với 35,2 ha, nhưng gần 20 năm qua cứ bị "cắt" dần dần để xây trường, khu tái định cư, trụ sở làm việc, sân tập golf, rạp xiếc (cho thuê bãi xe), dự án môi trường… Hay các khu đô thị mới như Hòa Xuân, Hòa Quý, Nam Việt Á…, ban đầu được quy hoạch nhiều công viên nhưng thực tế chủ đầu tư không thực hiện.

Năm 2015, TP.Đà Nẵng đầu tư 50 tỉ đồng cho công viên Thanh niên nhưng lúc này chỉ còn lại 20 ha, trong đó có 9 ha hồ nước. Đến nay, công viên Thanh niên cũng chưa có nhiều hoạt động thu hút. Cùng với công viên 29.3 được đầu tư hơn 673 tỉ đồng, công viên Thanh niên hiện đã có kế hoạch thiết kế, quy hoạch theo định hướng trở thành nơi hoạt động cộng đồng, giao lưu văn hóa, vui chơi giải trí.

Tuy vậy, các kế hoạch này cần thúc đẩy nhanh hơn nữa và sớm trở thành hiện thực, để TP.Đà Nẵng có những công viên xứng tầm. Như giai đoạn sau năm 1975, người dân TP.Đà Nẵng đã từng góp sức người, sức của để biến bãi rác khổng lồ ngay trung tâm TP trở thành công viên 29.3.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

(GLO)- Sáng 28-3, Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của UBND TP. Pleiku đã tổ chức họp vận động, thuyết phục, đối thoại với hộ ông Thái Văn Kiệm (trú tại thôn Tiên Sơn 1, xã Biển Hồ) thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh Quốc lộ 19) tỉnh Gia Lai.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.