Phát huy công suất Nhà máy Nước Biển Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhà máy nước công suất 30.000 m3 nước ngày/đêm xây dựng mới tại xã Biển Hồ khánh thành đưa vào vận hành vào ngày 24-4-2015 là cơ sở nâng cao tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn thành phố. Phóng viên Báo Gia Lai đã trao đổi với ông Nguyễn Trường Sơn-Giám đốc Công ty cổ phần Cấp nước Sài Gòn-Pleiku về vấn đề này.

- P.V: Ông đánh giá thế nào về tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn TP. Pleiku hiện nay?

Ông Nguyễn Trường Sơn: Đến thời điểm này, mới chỉ có 14.000 hộ dân thành phố được sử dụng nước sạch, chiếm trên dưới 33%; với thời gian sử dụng không liên tục trong ngày, số còn lại đang sử dụng nguồn nước chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh như giếng đào, giếng khoan, nước sông suối. Khảo sát thực tế cho thấy một số khu vực trên địa bàn thành phố đã ghi nhận hiện tượng ô nhiễm nước ngầm như bị nhiễm phèn tại phường Thắng Lợi; nước bị nhiễm sắt, nhiễm dầu và bị đục tại khu vực tổ 7, đường Vạn Kiếp, phường Thống Nhất. Đặc biệt, một số khu vực tại phường Diên Hồng, Yên Đổ mật độ dân số đông nên nguồn nước ngầm bị ô nhiễm do chịu tác động hầm rút và chất thải sinh hoạt từ các hộ dân.

 

Nhà máy Nước Biển Hồ. Ảnh: Q.V
Nhà máy Nước Biển Hồ. Ảnh: Q.V

Để kiểm chứng chất lượng nguồn nước, Công ty đã tiến hành khảo sát, quan trắc chất lượng nước giếng của 26 hộ dân trên địa bàn 14 phường của TP. Pleiku. Kết quả phân tích cho thấy hơn 90% mẫu nước có độ PH thấp hơn QC01:2009/BYT của Bộ Y tế. Điều lo ngại là chỉ tiêu PH thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ men tiêu hóa, các vấn đề liên quan đến đường ruột, nhất là trẻ em. Đa phần các mẫu nước được quan trắc có đến 20% mẫu bị nhiễm Mangan; trong đó mẫu nước tại địa chỉ 27B Nguyễn Trường Tộ có hàm lượng Mangan cao gấp 5 lần tiêu chuẩn cho phép. Có 3/5 mẫu nước lấy ngẫu nhiên để phân tích chỉ tiêu Asen đạt quy chuẩn QCVN01: 2009/BYT của Bộ Y tế. Cũng theo quan trắc, một số khu vực tại phường Ia Kring, Diên Hồng nguy cơ nguồn nước nhiễm độc Asen cao gấp 5-10 lần tiêu chuẩn cho phép.

- P.V: Dự án cấp nước Biển Hồ công suất 30.000 m3/ngày đáp ứng thêm bao nhiêu phần trăm số hộ dân thành phố được dùng nước sạch?

Ông Nguyễn Trường Sơn: Về lý thuyết, công suất thiết kế của dự án là 30.000 m3/ngày đêm, tuy nhiên nếu nhu cầu nước sạch trên địa bàn thành phố tăng lên nhà máy có thể chạy nâng công suất lên trên 40.000 m3/ngày đêm. Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sạch cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ trên địa bàn thành phố không chỉ về mặt chất lượng, lưu lượng mà cả về mặt áp lực. Nâng tỷ lệ dân số nội thành được sử dụng nước sạch đến năm 2020 trên 80%.

Tuy nhiên, thực tế trong thời gian vừa qua, phía Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Gia Lai gặp khó khăn trong việc đầu tư mở rộng phạm vi cung cấp và phát triển mạng lưới ống phân phối nước thứ cấp, tăng rất ít số lượng đồng hồ nước đến tận những khu vực có nhiều nhu cầu sử dụng. Vì thế khả năng tiếp nhận nguồn nước từ dự án chỉ xấp xỉ 4.000 m3/ngày đêm, tương đương 1/10 công suất Nhà máy. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư và mục tiêu đáp ứng nhu cầu nước sạch cho TP. Pleiku của dự án, nhất là trong điều kiện nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh của nhân dân trên địa bàn thành phố ngày càng tăng và cấp thiết.

- P.V: Theo ông, để phát huy hết công suất thiết kế thực hiện mục tiêu cấp nước cho người dân TP. Pleiku cần yếu tố nào?

Ông Nguyễn Trường Sơn: Dự án “Mở rộng hệ thống cấp nước TP. Pleiku công suất 30.000 m3/ngày đêm” với tổng số vốn đầu tư gần 230 tỷ đồng đã hoàn thành, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ cung cấp nước sạch theo nhu cầu bức thiết của người dân. Nhà đầu tư đang khẩn trương lập và đề xuất với UBND tỉnh Gia Lai dự án: “Mở rộng mạng lưới phân phối nước sạch TP. Pleiku”. Với phương án sau khi tiến hành cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Gia Lai thì phần vốn đầu tư cho dự án “Mở rộng mạng lưới phân phối nước sạch TP. Pleiku” sẽ là phần góp của nhà đầu tư. Kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Gia Lai nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng mua bán sỉ nước sạch đã ký ngày 25-2-2014 nhằm đạt được hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ dự án đề ra và sớm giải quyết nhu cầu nước sạch bức bách của nhân dân TP. Pleiku.

- P.V: Xin cảm ơn ông!

Quang Văn (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.