Phát hiện thêm lý do Omicron lây lan với tốc độ nhanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ảnh chụp bằng kính hiển vi đã cho thấy chi tiết đáng kinh ngạc, 37 đột biến của biến thể Omicron liên kết chặt với tế bào người làm cho nó lây nhiễm nhanh hơn gấp nhiều lần, theo Daily Mail.
Tiến sĩ Sriram Subramaniam, tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư hóa sinh tại Đại học British Columbia (Canada), cho biết Omicron là biến thể chưa từng thấy vì có đến 37 đột biến trên protein gai, nhiều gấp 3 - 5 lần, so với các biến thể trước đó.
Ông cho biết, các đột biến trên protein gai rất quan trọng, vì hai lý do.
Thứ nhất, vì protein gai là nơi virus bám vào và lây nhiễm sang các tế bào người.
Thứ hai, bởi vì các kháng thể gắn vào protein gai để vô hiệu hóa vi rút.
Do đó, các đột biến trên protein gai có thể làm thay đổi đáng kể cách vi rút Corona lây truyền và làm vô hiệu hệ thống miễn dịch chống lại nó.
 
Tiêm chủng vẫn là biện pháp tốt nhất để chống lại biến thể Omicron. Ảnh: Shutterstock
Tiêm chủng vẫn là biện pháp tốt nhất để chống lại biến thể Omicron. Ảnh: Shutterstock
Nhóm của tiến sĩ Subramaniam đã sử dụng kính hiển vi điện tử để xem xét chi tiết biến thể Omicron, kiểm tra các đột biến trên protein gai của nó, và nhận thấy các đột biến làm cho protein gai liên kết hiệu quả hơn với tế bào người, theo Daily Mail.
Trong số 37 đột biến trên protein gai của biến thể Omicron, có 15 đột biến nằm trong phần của vi rút liên kết với tế bào người.
Vi rút liên kết đặc biệt với thụ thể ACE2 của tế bào - nằm trên khắp cơ thể, từ phổi, tim, mạch máu, đường tiêu hóa và các cơ quan khác.
Thông qua hình ảnh từ kính hiển vi, nhóm của tiến sĩ Subramaniam đã phát hiện ra một số đột biến mới tạo thêm các liên kết giữa vi rút và các thụ thể ACE2.
Tiến sĩ Subramaniam cho biết, những đột biến mới này làm “tăng áp lực liên kết”, nghĩa là Omicron có thể gắn mạnh hơn vào tế bào người.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy Omicron có áp lực liên kết lớn hơn nhiều so với vi rút SARS-CoV-2 ban đầu và cao hơn biến thể Delta một chút.
Tiêm chủng vẫn là biện pháp tốt nhất
Biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi vào cuối tháng 11, và từ đó lan nhanh khắp thế giới.
Theo ước tính, Omicron lây lan nhanh hơn từ 3 - 5 lần so với Delta. Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu khác gần đây về khả năng lan truyền nhanh chóng của Omicron.
Tuần trước, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Hồng Kông đã báo cáo rằng biến thể Omicron nhân lên nhanh hơn khoảng 70 lần so với biến thể Delta trong đường hô hấp, chỉ trong ngày đầu tiên nhiễm bệnh.
Sự nhân lên nhanh chóng này trong đường hô hấp cho thấy người bị nhiễm Omicron sẽ tạo ra nhiều hạt vi rút hơn so với các biến thể trước đây, trong khi thở.
Nhóm của tiến sĩ Subramaniam cũng đã nhận thấy Omicron có nhiều khả năng trốn tránh các kháng thể hơn so với các biến thể trước đó.
Đáng chú ý, Omicron vẫn không tránh được khả năng miễn dịch do vắc xin tạo ra, tiến sĩ Subramaniam nói.
Điều này cho thấy tiêm chủng vẫn là biện pháp tốt nhất để chống lại biến thể Omicron, theo Daily Mail.
Tiến sĩ Subramaniam cho biết, áp lực liên kết tăng và khả năng né tránh kháng thể của biến thể Omicron đã góp phần làm tăng tốc độ lây truyền của nó.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).