Phát hiện ca mắc sán dây chuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Khoảng 1 tháng trở lại đây, cháu bé thường xuyên ăn kém, rối loạn tiêu hóa, sụt cân nhẹ. Kết quả xét nghiệm phát hiện bệnh nhân mắc sán dây chuột.

Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết tại đây vừa tiếp nhận bé trai 7 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh sán dây nhỏ Hymenolepiasis, còn gọi sán dây chuột.

Hình ảnh trứng sán dây nhỏ Hymenolepiasis của bệnh nhân đến khám

Hình ảnh trứng sán dây nhỏ Hymenolepiasis của bệnh nhân đến khám

Theo bác sĩ Văn Thị Thơ, Trưởng Khoa chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, bệnh sán dây nhỏ Hymenolepiasis có từ lâu do 2 loài sán Hymenolepis nana (bệnh sán dây lùn) và Hymenolepis diminuta (bệnh sán dây chuột) gây nên, và bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm và mắc bệnh.

Trên thế giới, khoảng 20 triệu người mắc bệnh này, phổ biến tại các quốc gia ôn đới. Bệnh thường gặp ở người sống tại khu vực có điều kiện vệ sinh kém và người sống trong môi trường tập trung.

Tại Việt Nam, chưa có số liệu thống kê số người mắc bệnh. Các bác sĩ ghi nhận bệnh ít gặp, diễn biến âm thầm nên thường bị bỏ qua. Hàng năm khoảng vài bệnh nhân khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ tình cờ phát hiện có trứng sán dây chuột trong phân. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.

Khi bị nhiễm nguồn lây, bệnh thường diễn tiến âm thầm, tuy nhiên có những trường hợp nhiễm số lượng sán nhiều. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đau đầu, ngứa vùng thân dưới…

Bác sĩ Thơ cho biết khi người nuốt phải trứng sán, hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm sán dây nhỏ, mầm bệnh sẽ vào dạ dày, khu trú và gây bệnh ở ruột non, hồi tràng gây các triệu chứng về đường tiêu hóa như đau bụng thượng vị, quanh rốn… chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân, ngứa vùng thân dưới… Đôi khi có các dấu hiệu thần kinh như mất ngủ, chóng mặt, co giật và để lại nhiều hậu quả về sức khỏe.

Bệnh diễn biến âm thầm nên thường bị bỏ qua. Các bác sĩ khuyến cáo người dân rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Người lớn cần dạy trẻ tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia tăng số lượng trẻ mắc viêm màng não, cha mẹ cần lưu ý

Gia tăng số lượng trẻ mắc viêm màng não, cha mẹ cần lưu ý

(GLO)- Thời gian qua, Bệnh viện Sản nhi tỉnh Phú Thọ liên tục tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ nhỏ mắc viêm màng não. Đây là căn bệnh nguy hiểm ở chỗ có thể lây qua đường hô hấp và các triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Ngăn chặn được dịch sởi hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của phụ huynh.

'Vá' gấp lỗ hổng tiêm chủng

Dịch sởi được ví như đám cháy rừng. Khi lá khô cháy ở một chỗ, nếu không có biện pháp mạnh để dập lửa, đám cháy sẽ lan rộng nhanh chóng. Đó là cảnh báo của đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình bệnh sởi tại Việt Nam.