Phát hành sách 'Người tị nạn' của nhà văn gốc Việt đoạt giải Pulitzer

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tập truyện ngắn "The Refugees" của Nguyễn Thanh Việt ra mắt ở Việt Nam trong tháng 12. 
 Bìa sách
Bìa sách "Người tị nạn" do Nhà sách Phương Nam phát hành.
Người tị nạn (tên gốc: The Refugees) xuất bản ở Mỹ hồi đầu năm. Tác phẩm gồm tám truyện ngắn, viết về những người tị nạn ở Việt Nam, trong đó có Thanh Việt và gia đình. Vì nhiều lý do, họ phải rời Việt Nam, ra nước ngoài sinh sống. Nhà văn kể ông và những người tị nạn khác có chung cảm giác xa lạ với cộng đồng. Họ luôn cố gắng hòa nhập với đám đông, đồng thời che giấu sự mặc cảm. 
Tờ The New York Times đánh giá cuốn sách sử dụng giọng văn khiêm tốn, chi tiết và phong cách tự sự thẳng thắn, phù hợp với việc miêu tả số phận những người tị nạn. Tờ Chicago Tribune nhận xét Người tị nạn là tập truyện ngắn xuất sắc, phản ánh góc nhìn của Thanh Việt về vấn đề di cư của người Việt đến Mỹ và những tác động của nó. Tờ Financial Times gọi tác phẩm là một tuyển tập "u buồn nhưng mạnh mẽ". Tờ Dallas Morning News đánh giá: "Vào thời điểm những ám ảnh về người tị nạn, người di cư đang dâng cao ở Mỹ và trên toàn thế giới, tập truyện ngắn đầu tay của Việt Thanh góp tiếng nói nhân văn cần thiết về nhóm người này". 

 Nhà văn Nguyễn Thanh Việt.
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt.
Nguyễn Thanh Việt sinh năm 1971 ở Buôn Ma Thuột. Năm 1975, ông theo gia đình sang Mỹ. Sau khi tốt nghiệp bằng danh dự ngành tiếng Anh và Nghiên cứu dân tộc học tại Đại học California - Berkeley, ông theo đuổi bằng Tiến sĩ cũng ở trường này, lấy bằng năm 1997. Hiện ông là giáo sư tại Đại học Nam California. Ngoài giảng dạy và viết lách, ông còn là một nhà phê bình văn hóa cho tờ The Los Angeles Times.
Năm 2016, ông giành giải Pulitzer văn chương với tiểu thuyết The Sympathizer (tạm dịch: Cảm tình viên). Câu chuyện nói về chiến tranh dưới góc nhìn của nhân vật chính - một người đàn ông mang hai dòng máu Việt - Pháp.
Hà Thu (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.