Theo chuyên gia kinh tế, nếu ý định trên thành hiện thực thì đó sẽ là một thảm họa và chắc chắn nó sẽ không làm mọi thứ tốt hơn.
Các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang vấp phải một trở ngại mới, đó là chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét cắt giảm đầu tư ở Trung Quốc, một nguồn tin của CNBC cho biết hôm 27/9.
Phản ứng với thông tin này, hàng loạt cổ phiếu đã giảm giá, trong đó chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm hơn 150 điểm.
Theo chuyên gia Stephen Roach, thành viên cao cấp tại Đại học Yale, cựu chủ tịch của Morgan Stanley Asia, nếu Nhà Trắng thực hiện động thái trên, đó sẽ là một thảm họa chưa được giải quyết.
"Quyền truy cập mở vào thị trường của nhau thực sự rất quan trọng, đặc biệt là với Trung Quốc, quốc gia có thể là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới trong nửa đầu thế kỷ này", ông Roach nhận định.
Chuyên gia nhận định, nếu Mỹ dừng các khoản đầu tư vào Trung Quốc thì đó sẽ là thảm họa
Vị chuyên gia này lưu ý rằng, Mỹ và Trung Quốc đã đàm phán một hiệp ước đầu tư song phương khoảng 10 năm trước khi cuộc chiến tranh thương mại bắt đầu trong nỗ lực mở cửa thị trường cho cả hai nước.
"Quan hệ thương mại Mỹ và Trung Quốc đã rất thân thiết, nhưng giờ nó bị đình trệ. Mỹ có các hiệp ước đầu tư song phương với 42 quốc gia, còn con số này với Trung Quốc là 145. Đầu tư tự do và mở là cách tốt nhất để tăng cường cơ hội đầu tư xuyên biên giới cho các tập đoàn đa quốc gia. Chúng ta đang đi sai hướng và tôi thực sự lo lắng nếu ý định trên thành hiện thực", ông Stephen Roach nói.
Một cuộc khảo sát của Đại học Michigan công bố hôm 27/9 cho biết, số lượng người tiêu dùng chỉ trích chính sách thương mại hiện này là yếu tố tiêu cực cản trở sự phát triển kinh tế của nước Mỹ đã lên tới con số kỷ lục. Trong khi đó, sức khỏe tiêu dùng Mỹ chính là yếu tố quyết định cho thị trường tiếp theo,
Theo vị chuyên gia này, trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng Mỹ thực sự là điều duy nhất khiến nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, với việc các doanh nghiệp Mỹ - những người đưa ra quyết định tuyển dụng và thúc đẩy tăng trưởng việc làm, thận trọng trong chi tiêu vốn thì người tiêu dùng sẽ gặp rắc rối.
"Đề xuất này chắc chắn sẽ không làm mọi thứ tốt hơn", Roach nhận xét. "Tiến bộ duy nhất mà chúng ta đã thấy là T rung Quốc có thể chấp nhận mua thêm nông sản cho Mỹ, nhưng Washington, vì có thâm hụt thương mại lớn với hơn 100 quốc gia, nên không sửa chữa các vấn đề song phương của mình. Các nhà đàm phán càng cứng rắn kéo dài thì điều đó càng ảnh hưởng đến công nhân và thị trường Mỹ", ông nói.
Vị chuyên gia cho rằng, chính sách về đậu tương sẽ thu hẹp phần thâm hụt thương mại lớn của Trung Quốc, tuy nhiên, các vấn đề khác như chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, trợ cấp doanh nghiệp nhà nước... hầu như không có tiến triển gì.
Các quan chức thương mại Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ nối lại các cuộc đàm phán vào ngày 10/10 tới đây.
An Nhiên (Đất Việt)