"Ông đồ" bút lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thấy tôi chăm chú xem những bức tranh thư pháp thể hiện bằng bút lửa trên nền chất liệu gỗ được trưng bày, trang trí cho quán cà phê Gỗ Lũa (đường Đinh Tiên Hoàng, thị trấn Chư Sê), anh Vũ Tiến Tuấn-chủ quán lên tiếng giới thiệu thay lời chào: “Dạ, đó là tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thế Bính, hiện đang sống và hành nghề ở gần đây”. Tính tò mò đã đưa tôi đến cơ sở Mỹ thuật 487 Hùng Vương (thị trấn Chư Sê) tìm hiểu.

Bước chân vào gian phòng hẹp riêng dùng để tiếp khách và làm việc, ấn tượng đầu tiên giúp tôi khẳng định Nguyễn Thế Bính là người làm nghệ thuật tạo hình đa phong cách. Các bức tường treo kín tranh thư pháp chữ Việt, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn nghệ sĩ cùng với câu thơ, trích lời ca từ bài hát đã đi cùng tên tuổi họ thể hiện bằng bút lửa. Nguyễn Thế Bính có chất giọng xứ Thanh vuông nén, mái tóc phủ rợp không che được gương mặt góc cạnh ẩn hiện một sự chín trong tư duy, say trong công việc nghệ thuật và một tình yêu với cuộc đời, với đất và người nơi anh được sinh ra, lớn lên và đang sinh sống. 

 

Họa sĩ Nguyễn Thế Bính trong “gian phòng nghệ thuật” của mình. Ảnh: Đ.P
Họa sĩ Nguyễn Thế Bính trong “gian phòng nghệ thuật” của mình. Ảnh: Đ.P

Tốt nghiệp Trường Văn hóa Nghệ thuật Thái Nguyên từ năm 1979, Nguyễn Thế Bính rong ruổi khắp trong Nam, ngoài Bắc hành nghề đắp non bộ và đục chữ thư pháp Việt và Hán trên đá. Theo lời anh kể, có đến 72 ngôi chùa trong cả nước có tác phẩm non bộ của anh. “Hoành” nhất được kể đến là hòn non bộ ở chùa Thiên Hưng (phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định), giá trị lên đến nửa tỷ đồng. Năm 1996, anh Bính cùng gia đình định cư ở Chư Sê cho đến bây giờ: “Đam mê nghệ thuật thì luôn ắp đầy, chảy tràn trong huyết quản nhưng khi đã có tuổi, sức khỏe có chiều hướng “phản bội” mình, tôi chọn xăm trổ nghệ thuật làm kế mưu sinh đồng thời nuôi sống niềm đam mê thư pháp bút lửa”-họa sĩ Bính tâm sự.
 

Họa sĩ Nguyễn Thế Bính: “Vẽ tranh bút lửa, người nghệ sĩ không được phép dừng nghỉ ở mỗi họa tiết. Sai sót dù nhỏ sẽ làm hỏng cả tác phẩm, đồng nghĩa với việc phải vứt bỏ”.

Tác phẩm bút lửa của Nguyễn Thế Bính đậm nhất xoay quanh chủ đề Tây Nguyên đại ngàn. Ngoài lời thơ, ca từ, danh ngôn nói về Tây Nguyên thể hiện bằng thư pháp chữ Việt, làm nền cho mỗi bức tranh là chân dung văn nghệ sĩ, con người gắn bó tên tuổi, cuộc đời mình với Tây Nguyên. Ta nhận ra chân dung Bok Núp với trích đoạn ca từ bài hát ca ngợi ông: “Gương trung dũng đánh tây Pha lăng, có anh hùng là chim đầu đàn. Gương anh Núp đánh Tây giữ làng, rạng soi vinh quang người Việt Nam”. Và rất nhiều nữa, như: nhạc sĩ Nguyễn Cường, Trần Tiến, ca sĩ Siu Black…

Ấn tượng nổi bật nhất, sẽ hút mắt, đưa chân khách tham quan chính là bức tranh thư pháp bút lửa trên nền gỗ lồng mức hình hột xoài được xử lý qua lửa, diện tích lớn chép nguyên bài thơ Tre Việt Nam cùng chân dung bán thân nhà thơ Nguyễn Duy. Họa sĩ Bính tự hào: “Tôi yêu thơ Nguyễn Duy, yêu nhà thơ đồng hương Thanh Hóa. Tôi đã cố gắng thể hiện bài thơ của ông bằng xúc cảm trào dâng trong tim được tích hợp qua những lần gặp gỡ, trò chuyện để rồi rực cháy qua đầu ngọn bút”.

Nghệ thuật chân chính thì không nên đề cập quá nhiều đến thương mại, nhưng… Mỗi bức tranh thư pháp bút lửa của họa sĩ Bính được bán ra với giá từ 150 ngàn đồng đến vài triệu đồng, tùy thuộc vào chất liệu gỗ, diện tích, nội dung được thể hiện cùng mức độ khó (thần thái “chữ”, bố cục và nội dung).

“Với loại hình tranh bằng bút lửa nói chung, bằng tài hoa của mình, người nghệ sĩ đã biến những tấm gỗ khô khốc thành những bức tranh đầy ý nghĩa, đẹp và bền nên được bán ra, đặt mua quanh năm. Nó góp thêm thần thái nơi trưng bày, thể hiện “cái tâm, cái tầm” của gia chủ, cho cuộc đời thêm chút sắc hương”-Nguyễn Thế Bính tâm sự.

Nguyễn Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...