Ở Ấn Độ còn một biến thể Covid-19 mạnh hơn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Biến thể SARS-CoV-2 mới tại Ấn Độ có thời gian ủ bệnh ngắn hơn và tiến triển bệnh nhanh hơn rất nhiều.

Báo The Hindu ngày 4-5 dẫn lời các chuyên gia cho biết biến thể mới, được gọi là chủng AP xuất hiện lần đầu tiên ở TP Kurnool - Ấn Độ, có độc lực gấp ít nhất 15 lần so với những chủng trước đó, thậm chí có thể mạnh hơn các biến thể B1.617 và B1.618 đang hoành hành tại Ấn Độ và đã lây lan sang những nước khác.

Tuy nhiên, còn quá sớm để khẳng định liệu biến thể này đã tàn phá TP Visakhapatnam và các khu vực khác hay không.

Chủng AP do Trung tâm Sinh học Tế bào và Phân tử (CCMB) N440K tìm thấy. Nó hoàn toàn khác so với các biến thể xuất hiện trong đợt bùng phát Covid-19 thứ nhất ở Ấn Độ hồi năm ngoái.


 

 Một bệnh nhân Covid-19 được đưa tới bệnh viện King Gorge ở TP Visakhapatnam hôm 3-6. Ảnh: The Hindu
Một bệnh nhân Covid-19 được đưa tới bệnh viện King Gorge ở TP Visakhapatnam hôm 3-6. Ảnh: The Hindu



Ông P.V. Sudhakar, hiệu trưởng Trường CĐ Y tế Andhra, nói: "Chúng tôi thấy rằng biến thể mới có thời gian ủ bệnh ngắn hơn và tiến triển của bệnh nhanh hơn nhiều. Trong những trường hợp trước đó, một bệnh nhân Covid-19 sẽ mất ít nhất 1 tuần mới bước vào giai đoạn thiếu oxy hoặc khó thở. Nhưng hiện tại, thời gian là 3 hoặc 4 ngày".

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng một người có thể nhiễm biến thể mới sau khi tiếp xúc một thời gian ngắn, qua đó có thể lây nhiễm cho 4-5 người trong khoảng thời gian tiếp xúc ngắn hơn bình thường.

Theo ông Sudhakar, biến thể mới đang ảnh hưởng nặng đến nhóm dân số trẻ, bao gồm những người thích tập thể dục và có tình trạng miễn dịch cao.

Nhà vi sinh vật học tại Viện Nghiên cứu và Khoa học Y tế GITAM, Hema Prakash, cho biết cách tốt nhất để tránh lây nhiễm là đeo khẩu trang đầy đủ, không tụ tập đông người, rửa tay thường xuyên và ở nhà.

Ngày 4-5, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng hơn 20 triệu ca mắc Covid-19 mặc dù chính quyền New Delhi tuyên bố số ca mắc đang "chậm lại".

Cả nước có thêm hơn 355.000 ca mới vào ngày 4-5, giảm so với hơn 400.000 ca mắc/ngày hôm 30-4. Tuy nhiên, số lượng người được xét nghiệm cũng giảm xuống làm dấy lên lo ngại con số thực tế của Ấn Độ còn cao hơn nhiều.

Trong khi đó, tình trạng thiếu oxy vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt. Người dân ở một số thành phố điểm nóng, bao gồm cả thủ đô New Delhi, đang gặp khó khăn khi điều trị.

Tính đến trưa 4-5 (giờ GMT), Ấn Độ có 20.282.833 ca mắc, 222.408 ca tử vong và 16.613.292 người phục hồi do Covid-19, theo trang worldometers.info.

 

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.