Nuôi trồng thủy sản: Chưa tương xứng với tiềm năng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Lợi thế về địa hình, nguồn nước, khí hậu là điều kiện thuận lợi để Gia Lai phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, ngành sản xuất này hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Tiềm năng dồi dào
 

Thu hoạch cá nước ngọt (Ảnh nguồn: internet)
Thu hoạch cá nước ngọt (Ảnh nguồn: internet)

Theo thống kê của Phòng Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), hiện nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh khoảng 13.600 ha. Bà Lê Thị Mỹ Nhung-Phó Trưởng phòng Phụ trách phòng Thủy sản, cho biết: Trong 3 năm trở lại đây, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh có sự phát triển cả về số lượng, chất lượng và số hộ tham gia. Ngoài nuôi các loại cá truyền thống như cá lóc, cá rô phi, người dân còn nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao hơn, phù hợp với thế mạnh của địa phương như cá lăng, cá anh vũ, cá tầm, cá thát lát. Việc quản lý khai thác thủy sản tại các vùng nước nội đồng được thực hiện theo hướng khai thác gắn liền với duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững. 5 huyện có diện tích nuôi trồng quy mô lớn nhất tỉnh là Chư Sê 4.000 ha, Kbang 3.800 ha, Chư Pah 3.200 ha, Krông Pa 1.500 ha và Phú Thiện 1.000 ha.

Do tiềm năng của ngành nuôi trồng thủy sản khá lớn nên hàng năm, UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư kinh phí 150-200 triệu đồng mua con giống để thả nhằm tạo việc làm cho người dân khu vực các hồ, đồng thời tái tạo giống thủy sản. Tỉnh còn có Trung tâm giống thủy sản (thuộc sở Nông nghiệp và PTNT) đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông chuyên sản xuất và cung ứng các loại giống cá cho các hộ dân nuôi trồng thủy sản, mỗi năm khoảng 20 triệu con giống. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn có 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản để cung cấp cho thị trường.

Hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã nghiên cứu trình diễn các mô hình nuôi cá lăng, cá thát lát, đặc biệt là các mô hình nuôi cá sông ở vùng nước lạnh mang lại giá trị kinh tế cao để người dân nhân rộng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở những vùng có điều kiện nuôi trồng thủy sản. Qua đó tận dụng thế mạnh của tỉnh về phát triển các loài cá sống ở vùng nước lạnh. Một đặc điểm nữa là khí hậu của nhiều địa phương khá thuận lợi cho nuôi trồng các loại thủy sản khác nhau. Cụ thể, thị xã Ayun Pa, huyện Phú Thiện thích hợp nuôi cá rô phi, ếch, lươn, cá bống tượng; thị xã An Khê, huyện Kbang thích hợp nuôi các loại cá nước lạnh như cá lăng.Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, các tỉnh Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi cơ bản mà nhiều địa phương trong nước không có được là khí hậu và nguồn nước thích hợp để cá nước ngọt sinh trưởng và phát triển nhanh.

Nuôi trồng và khai thác còn hạn chế

Trong 13.600 ha có thể nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh, đến nay chỉ có khoảng 1.000 ha được đầu tư nuôi trồng mang tính chất thương mại. Đối với diện tích mặt nước dưới 5 ha thì người dân chủ yếu khai thác và đánh bắt, còn việc đầu tư nuôi trồng tạo giá trị kinh tế cao không có. Trong 1.000 ha nuôi trồng có tính chất thương mại được đầu tư vốn, kỹ thuật thì sản lượng đạt không cao, chỉ từ 3 đến 5 tấn/ha, sản lượng cung ứng cho thị trường khoảng 5.041 tấn/năm. 12.600 ha còn lại, dân khai thác quảng canh sản lượng rất thấp từ 0,1 đến 0,2 tấn/ha, sản lượng 2.441 tấn/năm

Như đã nói ở trên, tỉnh ta hiện có 20 cơ sở kinh doanh giống thủy sản và 1 trung tâm giống chuyên sản xuất và cung ứng các loại giống thủy sản cho người dân nhưng hiện nay chỉ mới đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của thị trường, các hộ nuôi trồng thủy sản chủ yếu nhập giống từ các tỉnh khác. các loại giống cá nuôi nước lạnh thì phải nhập từ các tỉnh khác. Bà Lê Thị Mỹ Nhung cho rằng, các giống cá nước lạnh chưa sản xuất được là hạn chế lớn nhất của ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong thời gian qua.

Mặt khác, hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển chưa đồng bộ, chỉ tập trung vào một số địa phương như thị xã An Khê, huyện Kbang và Phú Thiện. Hạn chế của việc nuôi trồng thủy sản là phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện tự nhiên nên đến mùa nắng hạn thì diện tích nuôi trồng thu hẹp lại. Cơ sở sản xuất giống, dịch vụ nghề nuôi, sản xuất thủy sản còn nghèo nàn, lạc hậu, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hệ thống quản lý và dịch vụ kỹ thuật yếu, công tác khuyến ngư còn hạn chế chưa được quan tâm và ít đầu tư đúng mức. Trình độ và phương thức canh tác, nuôi trồng còn nhiều hạn chế. Người nuôi thủy sản chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên, việc nuôi thả còn mang tính tự phát và quy mô nhỏ lẻ.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Các sản phẩm khởi nghiệp thu hút người tiêu dùng tại Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Gia Lai năm 2024. Ảnh: M.K

“Làn sóng khởi nghiệp” chuyển động mạnh mẽ

(GLO)- 3 năm qua, Gia Lai đã từng bước tạo lập môi trường thuận lợi nhằm hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST). “Làn sóng khởi nghiệp” ngày càng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, từng bước đi vào chiều sâu, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.