Nuôi thứ lợn ăn tạp, mặt xấu lông rậm, chưa lớn đã có người đòi mua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ít dịch bệnh, dễ tiêu thụ mà lại cho lãi cao nên thời điểm này, nhiều nông dân Hà Tĩnh đã và đang đầu tư mở rộng chăn nuôi lợn rừng theo hướng hàng hóa.

 

Với tiềm năng, thế mạnh tự nhiên, những năm gần đây, các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh phát triển mạnh chăn nuôi lợn rừng. Mô hình của gia đình anh Nguyễn Văn Ánh (xã Kỳ Tân) từ lâu được nhiều người biết đến bởi ngoài lợn thịt, anh còn bán con giống với số lượng lớn.

 

Hệ thống chuồng trại hàng trăm m2 của gia đình anh Nguyễn Văn Ánh (xã Kỳ Tân) với thiết kế riêng cho khu vực ăn uống, chăn thả, chuồng ngủ... vừa tạo không gian vận động lại tránh được dịch bệnh cho lợn rừng.
Hệ thống chuồng trại hàng trăm m2 của gia đình anh Nguyễn Văn Ánh (xã Kỳ Tân) với thiết kế riêng cho khu vực ăn uống, chăn thả, chuồng ngủ... vừa tạo không gian vận động lại tránh được dịch bệnh cho lợn rừng.



Hệ thống chuồng trại hàng trăm m2 với thiết kế riêng cho khu vực ăn uống, chăn thả, chuồng ngủ... vừa tạo không gian vận động sạch sẽ lại tránh được dịch bệnh cho lợn rừng. Từ những con giống Ri pha Thái ban đầu, hiện nay, gia đình anh Ánh đã sở hữu hàng trăm con lợn nái và lợn thịt.

Mô hình của anh Bùi Văn Linh - thôn Sơn Trung 2 (xã Kỳ Sơn - huyện Kỳ Anh) cũng là một điển hình chăn nuôi đặc sản theo hướng hàng hóa. Sở hữu nguồn đất đai đồi núi rộng lớn, sau quá trình tìm hiểu qua báo đài và tham quan các mô hình kinh tế, đầu năm 2017, anh Linh quyết định bước chân vào lĩnh vực chăn nuôi lợn rừng. Nhận thấy thị trường tiềm năng, anh Linh đầu tư quy mô lớn những mong mang về nguồn thu lớn mỗi năm.


 

Chăn nuôi lợn rừng quy mô lớn là hướng làm giàu của nông dân vùng thượng Kỳ Anh
Chăn nuôi lợn rừng quy mô lớn là hướng làm giàu của nông dân vùng thượng Kỳ Anh



Anh Linh cho hay: “Tôi đã đầu tư 1,5 tỷ đồng xây dựng hạ tầng chuồng trại và mua 120 con nái trị giá 1,2 tỷ đồng. Nuôi hơn một năm thì nái sinh sản, ngoài nuôi lợn thịt, chúng tôi còn bán lợn giống. Đến thời điểm này, trang trại đã có 300 con nái và đang nuôi trên 100 con lợn thịt.

Tết này, tôi sẽ xuất ra thị trường khoảng 100 con lợn thịt với mức giá từ 6 – 8 triệu đồng/con, trừ chi phí cho lãi từ 2,5 - 3,5 triệu đồng/con. Doanh thu từ nuôi lợn rừng năm 2019 của chúng tôi dự kiến đạt trên 1 tỷ đồng”.

Ông Nguyễn Anh Ngọc - Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn cho biết: “Chăn nuôi lợn rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân vùng thượng. Mạnh dạn đầu tư quy mô lớn, có hộ đã giàu lên nhanh chóng nhờ lợn rừng. Những năm gần đây, xã cũng đã khuyến khích, vận động nhân dân nhân rộng mô hình này trên cơ sở triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế”.


 

Nông dân Hà Tĩnh nuôi lợn rừng theo kiểu chăn thả nên cho thịt thơm ngon, săn chắc, dễ tiêu thụ.
Nông dân Hà Tĩnh nuôi lợn rừng theo kiểu chăn thả nên cho thịt thơm ngon, săn chắc, dễ tiêu thụ.



Không riêng Kỳ Sơn mà những năm gần đây, các xã vùng thượng Kỳ Anh đã phát triển khá mạnh mô hình nuôi lợn rừng theo hướng hàng hóa.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Anh: Giai đoạn đầu, các hộ nuôi phải đầu tư chi phí khá lớn để xây dựng chuồng trại và mua con giống; giai đoạn sau chăn nuôi lợn rừng không tốn kém bởi có thể chủ động được con giống. Đặc biệt, các hộ nuôi dễ dàng tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ như sắn, khoai, rau, chuối… nên tiết kiệm được nhiều chi phí.

"Đặc sản lợn rừng ít dịch bệnh, dễ nuôi, dễ tiêu thụ... là những nguyên nhân để huyện Kỳ Anh ngày càng xuất hiện nhiều mô hình tiềm năng, nhất là các xã vùng thượng như: Kỳ Sơn, Kỳ Lạc, Kỳ Tân, Kỳ Tây... Trong đó, có những mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa, quy mô hàng trăm con/lứa” - ông Thành hào hứng nói.


 

Các hộ nuôi lợn rừng luôn chủ động được con giống.
Các hộ nuôi lợn rừng luôn chủ động được con giống.



Không riêng vùng thượng Kỳ Anh mà đặc sản lợn rừng cũng đã xâm nhập vào vùng đồng bằng và các xã bãi ngang của huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên... và cho thấy tính hiệu quả khi được đầu tư quy mô, bài bản. Mô hình của anh Nguyễn Đình Hà - thôn Thắng Thành (xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên) là một ví dụ.

Đã từng muốn thử sức chăn nuôi lợn thương phẩm nhưng rồi anh Hà không “tự tin” khi các hộ nuôi xung quanh liên tiếp “dính” dịch bệnh. Sau khi tham khảo một một số mô hình trong và ngoài tỉnh, 3 năm trước, anh Hà quyết định “thử sức” chăn nuôi lợn rừng.


 

Mỗi năm, gia đình anh Nguyễn Đình Hà (xã Cẩm Hưng - Cẩm Xuyên) thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi từ lợn rừng.
Mỗi năm, gia đình anh Nguyễn Đình Hà (xã Cẩm Hưng - Cẩm Xuyên) thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi từ lợn rừng.



Để có nguồn giống tốt, anh đã lặn lội ra tận Hà Nội trực tiếp chọn mua. Đến nay, nhờ nắm vững kỹ thuật nuôi, chăm sóc và triển khai chăn nuôi gối vụ nên hết lứa này xuất thì có lứa khác kế tiếp. Mỗi năm, thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi từ lợn rừng.

Anh Hà cho hay: “Có thời điểm chúng tôi nuôi hàng trăm con lợn rừng. Để có nguồn thịt thơm ngon, săn chắc, gia đình sử dụng thức ăn 100% từ thiên nhiên như rau, chuối… và chăn thả ngoài đồng ruộng. Lợn rừng nuôi tầm 1 năm là có thể xuất chuồng. Vừa rồi, chúng tôi xuất bán 10 con lợn trị giá trên 35 triệu đồng. Tết này, gia đình sẽ xuất bán khoảng 30 con lợn rừng với mức giá cao hơn”.

http://danviet.vn/nha-nong/nuoi-thu-lon-an-tap-mat-xau-long-ram-chua-lon-da-co-nguoi-doi-mua-1082840.html
 

Theo Thảo Hiền - Quang Minh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.