Núi lửa tồn tại lâu hơn con người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

( GLO)- Kể từ đầu tháng 12 năm nay, khi Semeru - núi lửa cao nhất Indonesia mới phun trào giải phóng những đám mây khí nóng và những dòng dung nham đỏ rực, các nhà khoa học đã rất lo lắng với hoạt động núi lửa ở nước này, vùng vành đai núi lửa Thái Bình Dương và một số nơi khác trên thế giới.

 

Núi lửa cao nhất Indonesia vừa mới phun trào. Ảnh: CNN 

Với 142 núi lửa, Indonesia là quốc gia có số dân đông nhất sống gần núi lửa, với 8,6 triệu người sống trong vòng bán kính 10 km của một ngọn núi lửa.

Sau trận động đất vào cuối tháng 11 khiến hơn 300 người thiệt mạng tại Indonesia, một trận động đất khác có cường độ 6,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực Garut, phía Tây đảo Java vào hôm 3/12 nhưng không gây ra thiệt hại lớn do có tâm chấn sâu hơn nhiều so với trận động đất trước đó.

Mới đây, núi lửa Mauna Loa và Kilauea lân cận của quần đảo Hawaii (Mỹ) đồng thời phun trào, thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Từ tính chất và mức độ nguy hiểm của vụ phun trào núi lửa Mauna Loa và Kilauea, các nhà địa chất đã dành sự quan tâm theo dõi liên tục 47 vụ "núi lửa tiếp tục phun trào" trên toàn cầu.

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, khoảng 1.350 "núi lửa tiềm năng đang hoạt động trên toàn thế giới". Nhưng hơn 1/3 trong số chúng phun trào vào một thời điểm nào đó được ghi lại trong lịch sử.

Giáo sư núi lửa Ed Llewellin tại Đại học Durham, Anh - nói với trang Live Science: "Hầu hết các núi lửa trên hành tinh đều nằm dưới nước, dọc theo hệ thống sườn núi giữa đại dương dài 65.000km. Khoảng 80% sản lượng magma của trái đất là từ các núi lửa dọc theo những rặng núi này, nằm dưới bề mặt đại dương 3 - 4km".

Ông cho rằng có thể quên đi những ngọn núi lửa này, do chúng nằm sâu dưới bề mặt đại dương và hiếm khi ảnh hưởng đến con người.

Nhưng hãy luôn cảnh giác với những ngọn núi lửa nằm trên bề mặt đại dương. Theo ông Llewellin trong những núi lửa trên đất liền nằm xung quanh Thái Bình Dương bao quanh bởi các "vùng hút chìm” rìa của các mảng kiến ​​tạo, nơi một mảng trượt bên dưới mảng khác, có nguy cơ gây ra thảm họa.

Do hoạt động kiến ​​tạo này, Thái Bình Dương là nơi có vành đai lửa. Đây là vành đai hoạt động địa chấn dài 40.000km, hình móng ngựa, là tâm chấn của khoảng 90% trận động đất trên thế giới.

Trong lịch sử trái đất, tần suất hoạt động của núi lửa giảm dần. "Trái đất thuở sơ khai nóng hơn nhiều so với ngày nay - đến mức chúng tôi nghĩ rằng đã có những thời kỳ toàn bộ bề mặt Trái đất bị bao phủ trong đại dương magma", ông Llewellin nói.

Tuy nhiên, không có khả năng núi lửa sẽ biến mất hoàn toàn. Một số chuyên gia nghiên cứu có thể mất 91 tỉ năm để lõi trái đất mất hết nhiệt, nghĩa là núi lửa tồn tại lâu hơn con người.

TS ( từ zingnews.vn, kienthuc.net.vn, tuổi trẻ online)

Có thể bạn quan tâm

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

Nghiệm thu đề tài xây dựng quy trình trồng sâm non bằng phương pháp khí canh

(GLO)- Chiều 22-4, Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tỉnh Gia Lai nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình trồng sâm non (sâm Hàn Quốc và Hồng đẳng sâm) bằng phương pháp khí canh tại Gia Lai”. Đề tài do Trường Đại học Tôn Đức Thắng chủ trì, Tiến sĩ Ngô Việt Đức làm chủ nhiệm.