Nữ văn sĩ Pháp Annie Ernaux được dự đoán có thể đoạt giải Nobel văn học 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tờ The Guardian đưa ra nhận định nữ văn sĩ Pháp Annie Ernaux nhiều khả năng sẽ đoạt giải Nobel Văn học 2021 được Viện Hàn lâm Thụy Điển công bố hôm 7.10 tới.

Tác giả người Pháp nổi tiếng Annie Ernaux được độc giả tại các nhà sách yêu thích nhất khi nhận giải Nobel Văn học năm nay.

Annie Ernaux (81 tuổi) được ví như một “biên niên sử” về cuộc sống hằng ngày ở Pháp. Bà từng nói trên tờ The Guardian vào năm 2019 rằng: “Đó là công việc của một tiểu thuyết gia nói lên sự thật”. Annie Ernaux được coi là một trong những nhà văn còn sống vĩ đại nhất của đất nước hình lục lăng, được nhà cái Ladbrokes đưa ra tỷ lệ 8/1 (1 ăn 8) nếu giành giải thưởng Nobel văn học danh giá hàng đầu thế giới.


 

Nữ văn sĩ Pháp Annie Ernaux. Ảnh: THE GUARDIAN
Nữ văn sĩ Pháp Annie Ernaux. Ảnh: THE GUARDIAN



Cuốn A Girl’s Story của Annie Ernaux được xuất bản ở Việt Nam đầu năm nay, với tên Hồi ức thiếu nữ. Tác phẩm kể cuộc đời bà giai đoạn năm 1940-2006, từ khi còn là cô bé đến lúc trưởng thành, đối diện hôn nhân tan vỡ. Qua trải nghiệm cá nhân của Annie Ernaux, tác phẩm phản ánh những biến động của xã hội Pháp. Cuốn A Man’s Place (Một chỗ trong đời) ra mắt ở Việt Nam năm 2016, là ký ức của bà về người cha thuộc tầng lớp lao động. Annie Ernaux còn nhiều tác phẩm rất hay như Regarde les lumières mon amour (2014), Écrire la vie (2011), L'Événement (2000), Je ne suis pas sortie de ma nuit (1997), Une Femme (1987)…

Giải Nobel Văn học trị giá 1 triệu bảng Anh sẽ thuộc về “người đã tạo ra tác phẩm xuất sắc nhất trong lĩnh vực văn học theo lý tưởng”, căn cứ vào di chúc của Alfred Nobel. Các nhà văn, nhà thơ tham gia cuộc thi được nhiều chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đề cử, với hội đồng duyệt gồm 18 thành viên của Viện Hàn lâm Thụy Điển để chọn ra người chiến thắng.

Nữ văn sĩ Annie Ernaux giữ vị trí đầu theo bảng xếp hạng của nhà cái Ladbrokes. Nhà thơ Canada Anne Carson, tiểu thuyết gia lừng danh Nhật Bản Haruki Murakami, tiểu thuyết gia Nga Ludmila Ulitskaya, nhà văn Canada Margaret Atwood, tiểu thuyết gia người Guadeloupe Maryse Condé và tác giả người Kenya Ngũgĩ wa Thiong'o đều được nhà cái Ladbrokes đưa ra tỉ lệ cược 10/1 (1 ăn 10) nếu đoạt giải Nobel Văn học. Nhà văn Mỹ gốc Antigua Jamaica Kincaid đứng ở vị trí 12/1 và tác giả kiêm nhà viết kịch Na Uy Jon Fosse ở vị trí 14/1.

Nhà văn Pháp cuối cùng đoạt giải Nobel Văn học là Patrick Modiano vào năm 2014. Tính đến nay đã có 15 nhà văn Pháp đoạt giải Nobel Văn học, 16 phụ nữ là chủ nhân của giải thưởng danh giá này. Chỉ có 5 nhà văn đến từ các quốc gia châu Phi từng nhận giải: Wole Soyinka (Nigeria), Naguib Mahfouz (Ai Cập), Nadine Gordimer và J.M.Coetzee (Nam Phi), Doris Lessing (Zimbabwe).

Jessica O'Reilly của nhà cái Ladbrokes cho biết: “Annie Ernaux và Jon Fosse được ​​đặt cược nhiều nhất nên tỉ lệ cược của cả hai bị giảm tương ứng. Nhưng, như mọi khi, Haruki Murakami cũng rất có hy vọng và những người đánh cược nghĩ rằng năm nay thực sự là năm của anh ấy”.


 

 Bà Katarina Frostenson và chồng Jean-Claude Arnault. Ảnh: THE TIMES
Bà Katarina Frostenson và chồng Jean-Claude Arnault. Ảnh: THE TIMES


Năm ngoái, nhà thơ Mỹ Louise Glück đoạt giải Nobel Văn học, được Viện Hàn lâm Thụy Điển ca ngợi vì “giọng thơ không thể nhầm lẫn của bà với vẻ đẹp khắc khổ làm cho sự tồn tại cá nhân trở nên phổ biến”.

Trước đó, uy tín của Viện Hàn lâm Thụy Điển từng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi Jean-Claude Arnault (chồng của thành viên Viện Hàn lâm - nhà thơ Katarina Frostenson) bị tòa kết án tội hiếp dâm vào năm 2018, chịu 2 năm tù do tấn công tình dục nhiều phụ nữ trong các tòa nhà sang trọng thuộc sở hữu của Viện Hàn lâm tại Stockholm (Thụy Điển) và Paris (Pháp) suốt 20 năm. Ngoài ra, ông Arnault còn làm rò rỉ các thông tin trao giải của Hội đồng tới 7 lần, kể từ năm 1996. Katarina Frostenson buộc phải ra đi. Viện Hàn lâm Thụy Điển sau đó cho biết bà bị phát hiện là tiết lộ danh tính những người chiến thắng trước đó. Việc lựa chọn nhà văn người Áo Peter Handke đoạt giải Nobel Văn chương 2019 đã bị chỉ trích nặng nề vì ông phủ nhận những hành động tàn bạo của người Serbia trong cuộc chiến tranh Balkan.

Thành viên Viện Hàn lâm Ellen Mattson, trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên trang web của giải Nobel Văn học, đã nói rằng “điều duy nhất” mà hội đồng xem xét là “giá trị văn học”. Bà nói thêm: “Chúng tôi không bao giờ nhìn vào cuộc sống cá nhân của một người. Điều đó hoàn toàn không liên quan. Những gì chúng tôi tìm kiếm luôn chỉ là tài năng xuất sắc về văn học. Người chiến thắng cần phải là người viết văn xuất sắc, một người mà bạn cảm thấy khi đọc rằng có một sức mạnh nào đó, một sự phát triển kéo dài qua các tác phẩm của họ. Nhưng thế giới đầy rẫy những nhà văn cực giỏi, xuất sắc và bạn cần thêm một thứ gì đó để trở thành người đoạt giải. Rất khó để giải thích đó là gì. Có thể đó là thứ mà bạn sinh ra phải có, tôi nghĩ vậy. Những người theo chủ nghĩa lãng mạn sẽ gọi nó là tia lửa thần thánh”.

 

Theo Đỗ Tuấn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null