Nông hội thúc đẩy liên kết sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, TP. Pleiku quan tâm phát triển mô hình nông hội, giúp nông dân có chung sở thích cùng liên kết và hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trời ngả về chiều. Vợ chồng ông Nguyễn Văn My-Chủ nhiệm Nông hội rau-hoa thôn 4 (xã An Phú) vẫn cặm cụi tỉa lá cho vườn dưa leo đang đến kỳ thu hoạch. Đây là năm đầu tiên ông My trồng thử nghiệm dưa leo trên đất ruộng ngập nước đã được đắp bồi. Cách 2 hàng dưa, ông đào 1 mương nước sâu để nuôi cá lóc, cá trê và rô phi nhằm tạo thêm nguồn thu nhập. Ông chia sẻ: “Sau khi được thành phố tạo điều kiện cho đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, tôi nhận thấy bà con ở đây có những cách trồng trọt trên vùng ngập nước khá hay. Vì vậy, tôi đã quyết định cải tạo 1,4 sào ruộng kém hiệu quả để thực hiện mô hình “Trên rau dưới cá”, đồng thời, tích cực chia sẻ kiến thức mà mình hiểu biết cho các thành viên Nông hội”.
Ra mắt vào tháng 10-2019, Nông hội rau-hoa thôn 4 đã tập hợp được 34 hội viên; từng bước tạo ra môi trường và điều kiện liên kết sản xuất, tiêu thụ, giúp bà con yên tâm sản xuất. “Thời gian trước, chúng tôi liên kết với Công ty cổ phần An Phú Hưng Gia Lai để bao tiêu nông sản cho hội viên. Tuy nhiên, gần đây, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Công ty gặp khó khăn nên không tái ký kết hợp đồng. Hiện Ban Chủ nhiệm Nông hội đang phối hợp với UBND xã để tìm đầu ra ổn định khác. Thời gian này, bà con tạm bán sản phẩm cho các thương lái tại địa phương”-ông My thông tin.
Vườn dưa leo của gia đình ông Nguyễn Văn My (thôn 4, xã An Phú). Ảnh: Mộc Trà
Vườn dưa leo của gia đình ông Nguyễn Văn My (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku). Ảnh: Mộc Trà
Nằm ở vùng ven thành phố, xã Ia Kênh có 756 hộ sản xuất nông nghiệp. Vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân trong xã đã chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng mía tím với khoảng 22 ha, tập trung chủ yếu ở 2 làng Nhao 1 và Nhao 2. Nhằm tạo điều kiện để người dân hợp tác, liên kết, tăng giá trị cây mía tím trên thị trường, tháng 5-2020, Nông hội mía xã Ia Kênh được thành lập. 
Theo Chủ nhiệm Kpă Pyui, thời gian đầu, Nông hội chỉ có 23 hội viên nhưng hiện nay đã tăng lên 39 hội viên với 7 ha mía. “Tham gia Nông hội, ngoài học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, bà con còn được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc mía. Nhờ vậy, niên vụ vừa qua, năng suất mía đạt khá cao. Cây to, đẹp, ngọt nước với giá bán dao động từ 5.000 đến 15.000 đồng/cây. Riêng tôi trồng 2 sào, mỗi sào đạt 7.000-8.000 cây/năm, thu về khoảng 70 triệu đồng”-ông Pyui phấn khởi nói.
3- Nông hội mía xã Ia Kênh được thành lập đã giúp người dân địa phương cùng hợp tác, liên kết, góp phần tăng giá trị cây mía tím trên thị trường. Ảnh: Mộc Trà
Nông hội mía xã Ia Kênh được thành lập đã giúp người dân địa phương cùng hợp tác, liên kết, góp phần tăng giá trị cây mía tím trên thị trường. Ảnh: Mộc Trà
Từ cuối năm 2019, UBND TP. Pleiku đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện mô hình nông hội trên địa bàn. Theo đó, mỗi xã, phường lựa chọn mô hình cụ thể, đăng ký và vận động người dân thành lập nông hội. Đến nay, toàn thành phố có 6 mô hình với 222 hội viên; ngành nghề chủ yếu là sản xuất rau, hoa các loại và mía. Theo ông Trần Tấn Quang-Phó Trưởng phòng Kinh tế TP. Pleiku, hoạt động của nông hội đã giúp người dân từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; phát huy được tinh thần đoàn kết, tính tự nguyện, tự chủ, tự quản; thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, có sự liên kết và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ, góp phần ổn định và nâng cao thu nhập.
“Thời gian đến, chúng tôi phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức sơ kết việc triển khai mô hình nông hội trên địa bàn để đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả hơn. Đồng thời, tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp thông tin thị trường và các dịch vụ tư vấn khác cho nông hội; hỗ trợ hội viên tham quan, học tập kinh nghiệm tại các vùng sản xuất tiên tiến, hiệu quả; tạo điều kiện để nông hội tham gia hội chợ, phiên chợ do thành phố tổ chức hàng năm nhằm quảng bá, tiêu thụ và tìm đầu ra cho sản phẩm”-ông Quang cho biết thêm.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.