Nông dân Song An làm giàu từ giống vật nuôi mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm gần đây, bà con nông dân ở xã Song An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn đưa một số con giống mới vào chăn nuôi, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.  
Sau khi tham quan, học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi chó cảnh tại các trang trại ở tỉnh Đak Lak, năm 2020, anh Nguyễn Thanh Toàn (thôn Thượng An 1) mua 5 con chó ngoại thuộc các dòng Golden, Corgi, Poodle, Samoyed về nuôi. Nhờ nắm vững kiến thức, phương pháp chăn nuôi, hàng năm, chó mẹ sinh sản 2 lứa, mỗi lứa 3-4 con. “Chó con đẹp có giá hơn 10 triệu đồng/con, còn lại dao động khoảng 3-5 triệu đồng/con, đem lại thu nhập cho gia đình 150-200 triệu đồng/năm”-anh Toàn cho biết.
Cũng theo anh Toàn, chó cảnh dễ nuôi và không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, để đàn chó sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn uống thì phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêm đầy đủ 7 loại vắc xin phòng ngừa các bệnh: dại, viêm ruột, viêm gan, ho, cúm.
Nhận thấy việc nuôi cá, ếch, lươn trong bể xi măng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giữa năm 2021, ông Võ Lập (thôn Thượng An 3) đã đầu tư xây dựng trại nuôi gần 200 m2 trên khu đất sườn dốc trồng cây kém hiệu quả. Khu vực nuôi lươn được ông Lập xây dựng kiên cố, bên trong chia thành 2 dãy với 16 bể nuôi, bên dưới lát gạch men giúp lươn trườn bò, bơi lội thuận lợi, không làm tổn hại tới da; góc bể có hệ thống lọc nước. Riêng khu vực nuôi ếch, cá có 10 bể, xung quanh và phía trên quây lưới đen nhằm tạo bóng mát, đồng thời ngăn chúng nhảy ra ngoài.
Ông Võ Lập (thôn Thượng An 3, xã Song An, thị xã An Khê) mạnh dạn đầu tư xây dựng trại nuôi cá, ếch, lươn trong bể xi măng, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Võ Lập (thôn Thượng An 3, xã Song An, thị xã An Khê) mạnh dạn đầu tư xây dựng trại nuôi cá, ếch, lươn trong bể xi măng, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ảnh: Ngọc Minh
Sau khi xây dựng xong trại nuôi, cuối tháng 6-2021, ông Lập đặt mua con giống tại Cần Thơ và Quảng Trị. Sau 6 tháng, ông xuất bán lươn thương phẩm đi Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Hà Nội với giá 170-190 ngàn đồng/kg. Còn cá, ếch được tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh, giá bán 60-70 ngàn đồng/kg. “Mô hình nuôi lươn, ếch, cá trong bể phù hợp với những hộ ít đất sản xuất, vốn đầu tư không quá cao, có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi. Nhờ mô hình này, mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi có thêm thu nhập trên 10 triệu đồng”-ông Lập chia sẻ. 
Khác với ông Lập, anh Trần Ngọc Hiệp (thôn An Thượng 2) lại quyết định nuôi gà chọi và dúi. Anh Hiệp cho hay: Cách đây gần 10 năm, gia đình có nuôi vài con gà chọi, nhiều người thấy đẹp liền hỏi mua. Vì thế, tôi chọn 2 cặp gà bố mẹ thật đẹp để nhân giống. Gà con khi nuôi được khoảng 2 tháng, tôi lựa những con trống có ngoại hình cân đối và đẹp mã đem nuôi riêng từng chuồng, còn lại nuôi gà thịt. Với gà thương phẩm, tôi bán 120 ngàn đồng/kg; riêng gà chọi tùy theo ngoại hình, dáng bộ mà có giá 3-7 triệu đồng/con, thậm chí có con hơn 10 triệu đồng.
Ngoài ra, năm 2019, anh Hiệp còn mua 3 cặp dúi giống về nuôi. Nhờ kiên trì và tích cực học hỏi kinh nghiệm, đàn dúi của anh sinh trưởng khỏe mạnh. “Đàn dúi của gia đình hiện có hơn 170 con. Do nhu cầu thị trường con giống cao nên dúi sinh sản đến đâu khách hàng mua hết tới đó. Thỉnh thoảng, tôi cũng bán dúi thịt nhưng không nhiều”-anh Hiệp nói.
Nuôi chó cảnh là một trong những mô hình mới mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Song An. Ảnh: Ngọc Minh
Nuôi chó cảnh là một trong những mô hình mới mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Song An. Ảnh: Ngọc Minh
Nhận thấy mô hình nuôi dúi có nhiều triển vọng, vừa qua, UBND xã Song An đề nghị UBND thị xã An Khê phê duyệt Dự án khuyến nông năm 2022 với mô hình này cho 10 hộ dân tại làng Pốt. Tổng mức đầu tư hơn 204 triệu đồng, trong đó, thị xã hỗ trợ 100 triệu đồng, người dân đối ứng hơn 104 triệu đồng.
Trao đổi với P.V, ông Khưu Doãn Huân-Chủ tịch UBND xã Song An-cho hay: Những năm qua, xã đã tăng cường tuyên truyền, vận động và tạo mọi điều kiện để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bằng kinh nghiệm và sự nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường, một số hộ dân trong xã đã đưa nhiều con giống mới về chăn nuôi. Các mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương; đồng thời, phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, tiếp cận nguồn vốn để bà con nhân rộng mô hình, nâng cao thu nhập.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.