Nông dân Hà Tam nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã tăng cường vận động nông dân chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện của địa phương để phát triển kinh tế gia đình. Qua đó, nhiều nông dân đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. 

Mô hình chuyển đổi đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng Bầu Lai F1 ở xã Hà Tam (Đak Pơ) cho thu nhập gấp 2-3 lần so với trồng mía.
Mô hình chuyển đổi đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng bầu lai cho thu nhập cao gấp 2-3 lần trên cùng một đơn vị diện tích.

Trước đây, phần lớn nông dân ở xã Hà Tam đều độc canh cây mía. Tuy nhiên, do hạn hán diễn biến khó lường, giá mía cũng bếp bênh nên đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Để sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế, UBND xã Hà Tam đã vận động nông dân đẩy mạnh chuyển đổi diện tích mía sang cây trồng khác.

Ông Đặng Văn Lương-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Tam-cho biết, năm 2015, xã có khoảng 1.200 ha mía. Nhưng qua thời gian chuyển đổi cây trồng, diện tích mía hiện chỉ còn 800 ha. Các loại cây trồng được bà con nông dân lựa chọn đưa vào canh tác gồm mít Thái, bơ, na dai, rau màu... đã phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống.

Chị Xuân cho biết: “Mỗi ngày rẫy bầu cho thu hoạch hơn 7 tạ với giá bán hiện nay là 3.000 đồng/kg, gia đình tôi thu về hơn 2 triệu đồng/ngày, bầu lai cho thu hoạch trong 6 tháng, tôi thấy việc chuyển đổi từ trồng mía sang trồng bầu thì đem lại hiệu quả kinh tế hơn nhiều.”
Gia đình bà Đỗ Thị Xuân (thôn 2, xã Hà Tam) chuyển đổi 4 ha mía sang trồng bầu lai theo hướng hữu cơ. Bà Xuâncho biết: “Mỗi ngày, rẫy bầu cho thu hoạch hơn 7 tạ quả. Với giá bán hiện nay là 3.000 đồng/kg, gia đình tôi thu về hơn 2 triệu đồng/ngày. Bầu lai cho thu hoạch 6 tháng/năm. Tôi thấy việc chuyển đổi đất mía sang trồng bầu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều”.
Anh Nguyễn Văn Thành, cán bộ Địa chính Nông nghiệp xã Hà Tam tuyên truyền tới bà con nhân dân sản xuất rau màu sạch đảm bảo chất lượng trước khi cung ứng ra thị trường.
Anh Nguyễn Văn Thành-cán bộ Địa chính-Nông nghiệp xã Hà Tam hướng dẫn nông dân sản xuất rau màu đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi cung ứng ra thị trường.
Nông dân Hà Tam mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước để giảm công lao động, tăng năng suất cây trồng và góp phần tiết kiệm tài nguyên nước.
Ngoài cây bầu, nhiều nông dân xã Hà Tam đã đầu tư trồng chanh không hạt. Bà con mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để vừa tiết kiệm nước, giảm công lao động, vừa tăng năng suất cây trồng.
Anh Ngọc cho biết, hiện nay, vườn chanh 400 gốc đã thu hoạch, bình quân mỗi ngày được 2 tạ chanh với giá bán 25.000 đồng/kg thì sau 1 chu kỳ thu hoạch (khoảng 3 tháng) anh thu về hơn 40 triệu đồng cao hơn so với trồng mía trước đó.
Khi thấy cây mía không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, ông Nguyễn Ngọc Minh (thôn 2, xã Hà Tam) đã chuyển 2,5 ha đất sang trồng 2.000 gốc chanh không hạt. Ông Minh cho biết, hiện nay, 400 gốc chanh trồng đầu tiên đã thu hoạch, bình quân mỗi ngày thu được 2 tạ quả. Với giá bán 25.000 đồng/kg thì sau một chu kỳ thu hoạch (khoảng 3 tháng), anh thu về hơn 40 triệu đồng, cao hơn nhiều so với trồng mía.
Cũng giảm đất trồng mía chuyển sang trồng cây ăn trái, ông Trần Văn Khánh (thôn 1, xã Hà Tam) cho hay: Trước đây, trên khu đất rộng 6 ha này, gia đình ông chỉ trồng mía. Sau khi cải tạo, lắp đặt hệ thống ống tưới nước tự động, ông Khánh chuyển sang trồng các loại cây ăn trái như: 500 cây na, 400 cây dừa xiêm lùn, 400 cây bưởi da xanh, 250 cây mít Thái, 400 cây bơ, 800 cây chanh đào, 150 cam vinh...
Cũng chuyển đất mía sang trồng cây ăn quả, ông Trần Văn Khánh (thôn 1, xã Hà Tam) cho hay: Trước đây, trên khu đất rộng 6 ha này, gia đình ông chỉ trồng mía. Sau khi cải tạo, lắp đặt hệ thống ống tưới nước tự động, ông chuyển sang trồng 500 cây na, 400 cây dừa xiêm lùn, 400 cây bưởi da xanh, 250 cây mít Thái, 400 cây bơ, 800 cây chanh đào, 150 cây cam vinh... Hiện một số diện tích đã cho thu hoạch, đem lại nguồn thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm 
“Hiện tại, số cây ăn quả đã cho thu hoạch trên 200 triệu đồng”, ông Khánh phấn khởi nói.
Cây mít Thái được nhiều nông dân xã Hà Tam lựa chọn đưa vào trồng vì phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, cho hiệu quả kinh tế cao.
Ông Đặng Văn Lương (thứ nhất bên phải)- Phó Chủ tịch UBND xã Hà Tam, cho biết thêm: Những kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã Hà Tam không chỉ góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, tăng thu nhập, thay đổi tư duy sản xuất của bà con nông dân. Từ đó, tạo động lực cho nông nghiệp của địa phương bứt phá đi lên trong giai đoạn tới.
Ông Đặng Văn Lương (ngoài cùng bên phải)-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Tam-cho biết: Những kết quả đạt được từ việc chuyển đổi cây trồng đã góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, tạo động lực cho nông nghiệp của địa phương phát triển mạnh trong giai đoạn tới.


ĐỨC THỤY (thực hiện)
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.