Nông dân đối mặt khủng hoảng giá phân bón

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiến sự tại Ukraine đã khiến giá phân bón thế giới tăng cao, ảnh hưởng đến nguồn cung phân bón trong nước. Nông dân càng thêm sức ép khi chi phí sản xuất tăng nhưng giá bán sản phẩm lại bèo bọt.
Giá phân bón lập đỉnh mới
Ngày 7.3, giá phân bón trong nước đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay do nguồn cung khan hiếm. Các đại lý phân bón trong nước cũng hạn chế bán hàng ra mặc dù nhu cầu hỏi mua tăng cao. Diễn biến này xuất phát từ chiến sự ở Ukraine và giá xăng dầu thế giới tăng cao.
Theo các công ty nhập khẩu phân bón, đối với mặt hàng phân Urea, các bản chào ở mức giá 540 - 560 USD (giá FOB) đều đã bị hủy. Hiện các nhà cung cấp ở khu vực Đông Nam Á đã hết hàng cho đến giữa tháng 4, và mới nhất ngày 3.3 thì nhà máy Urea hạt đục của Brunei tuyên bố tình trạng bất khả kháng để từ chối thực hiện các đơn hàng đã chốt giá rẻ trong tháng 2.
Riêng Việt Nam mới chỉ có khoảng 3 tàu đã nhận hàng thành công, còn khoảng 30.000 - 40.000 tấn đã bị hủy giao dịch. Các nhà cung cấp ở Trung Đông quyết định tạm dừng các bản chào để theo dõi diễn biến thị trường. Trung Quốc cũng sẽ đứng ngoài cuộc chơi ít nhất đến tháng 6 và nguồn hàng từ Nga, Ukraine thì không còn cửa ra thế giới do cấm vận và tình hình chiến sự tiếp tục leo thang. Một số doanh nghiệp dự báo trong ngắn hạn, giá Urea sẽ sớm quay trở lại mức 800 USD/tấn trong tháng 4, thậm chí có thể lên đến 1.000 USD/tấn nếu giá dầu lên 150 USD/thùng.

Giá phân bón tăng cao khiến nông dân sản xuất càng thua lỗ. Ảnh: Quang Thuần
Giá phân bón tăng cao khiến nông dân sản xuất càng thua lỗ. Ảnh: Quang Thuần
Hiện Nga là nhà cung cấp phân bón lớn chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng nhu cầu phân bón trên toàn thế giới, đặc biệt Nga cung cấp đến 70% nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón tại châu Âu. Mặt khác, các lệnh hạn chế/cấm xuất khẩu một số mặt hàng phân bón chủ lực của Nga và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu sẽ được dỡ bỏ khiến nguồn cung các loại phân bón nhập khẩu đặc biệt là Kali và DAP sẽ giảm nghiêm trọng trong thời gian tới, trong khi từ tháng 3, khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu vụ mới sẽ càng làm trầm trọng thêm tình hình.
Giá phân DAP cũng sẽ trở lại mức 950 USD/tấn trong tháng 4 và khả năng sớm cán mức 1.200 thậm chí 1.500 USD/tấn khi thị trường Brazil có nhu cầu trở lại. Phân Kali nhập khẩu về Việt Nam thời gian tới cũng sẽ vắng bóng hàng từ Nga, Belarus và các nhà cung cấp khác ở Israel, Canada đã sớm đưa ra mức giá 800 - 850 USD/tấn cho hạt bột và 1.000 USD/tấn cho hạt miểng từ nửa sau tháng 6.2022, thậm chí sẽ lên tới 1.200 - 1.300 USD/tấn vào thời điểm cuối năm 2022 đầu năm 2023.
Nông dân lại tự bơi?
Việt Nam đang trong giai đoạn thu hoạch và sẽ bắt đầu vụ mới từ nửa đầu tháng 4, phía bắc thì đã vào vụ chăm bón lúa đông xuân nên nhu cầu phân bón tăng dần. Cùng với sự tắc nghẽn của thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp dự báo sẽ xảy ra sự thiếu hụt trầm trọng DAP 64% nhập khẩu trong quý 2 và khả năng giá trong nước lên 25 triệu đồng/tấn.
Đối với mặt hàng Urea, các nhà máy sản xuất trong nước trong đó chủ đạo là Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ đã xuất khẩu khoảng 200.000 tấn từ cuối tháng 12.2021 và quý 1/2022 nên áp lực tồn kho lên các nhà sản xuất là không lớn. Sau những biến động chính trị, hiện các đại lý cũng hạn chế cung cấp số lượng lớn và chỉ bán cầm chừng. Nhiều khả năng giá đạm Urea sẽ sớm tăng trở lại mức 18 triệu đồng/tấn như đỉnh năm 2021. Đối với mặt hàng Kali, vì 100% đều dựa vào nguồn hàng nhập khẩu nên tình hình tắc nghẽn nguồn hàng từ Nga, Belarus sẽ khiến giá Kali sớm cán mức 15 - 16 triệu đồng/tấn cho hạt bột và 18 - 20 triệu đồng/tấn cho hạt miểng. Thậm chí nếu giá nhập khẩu cán mức 1.000 - 1.200 USD/tấn thì Kali miểng sẽ lập đỉnh mới 24 - 25 triệu đồng/tấn.
Nông dân khắp nơi đang khổ sở vì giá vật tư phân bón, xăng dầu, chi phí nhân công đều tăng mạnh trong khi giá bán sản phẩm lại bèo bọt. Anh Lê Tuấn Vĩ, Hội Nông dân trồng điều ở Bình Phước, bộc bạch: “Năm nay nông dân trồng điều rất khổ vì mưa trái mùa liên tục, chi phí phun thuốc, phân bón đều tăng trong khi giá bán điều thì lại giảm. Người trồng điều như tôi sản xuất chỉ để giữ đất, được giá thì bán đất kiếm cách khác mưu sinh chứ trồng điều khổ quá”.
Trả lời Thanh Niên, ông Đặng Bá Long, Giám đốc công ty phân bón Điền Trang, nhận định: “Giá phân bón hóa học tăng cao trong khi giá bán nông sản trong nước lại không tăng, đặc biệt các loại trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc như mít, thanh long lại bị ách tắc rớt giá khiến nông dân chịu sức ép “trên đe dưới búa”. Những doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ như chúng tôi cũng gặp tình trạng khó khăn do nông dân bỏ vườn, giảm chăm sóc”.
Đối với các biện pháp bình ổn, ông Vũ Duy Hải, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vinacam, cho biết: “Các loại Kali, DAP, Urea nhập khẩu tăng giá thì sẽ kéo theo giá NPK song hành. Nông dân dường như đã hết kêu cứu nổi và chỉ còn biết tự cứu mình bằng cách giảm sản xuất hoặc giảm chi phí đầu tư. Các cơ quan quản lý Nhà nước có thể ra tay can thiệp bằng cách bỏ thuế nhập khẩu và thuế phòng vệ, hạn chế xuất khẩu, tình hình Urea và DAP chắc chắn sẽ giảm nhiệt.
Cần thay đổi phương thức canh tác
Trước tình trạng giá phân bón tăng cao, nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã nghiên cứu kỹ đồng ruộng kết hợp với kinh nghiệm của nông dân để đề ra phương thức canh tác phù hợp ngay trong vụ đông xuân 2021 - 2022, theo hướng chỉ bón 50% lượng phân để giảm chi phí.
Nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị, để thích ứng tốt nhất trong bối cảnh hiện nay, nông dân cần đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới để giảm lượng phân bón, sử dụng phân bón hữu cơ thay thế một phần phân bón vô cơ. Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ nông dân tự sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu sẵn có (phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt...) để vừa cải tạo đất, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, từ đó giảm sự lệ thuộc phân bón hóa học
Theo Quang Thuần (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.