Nông dân Ayun Pa thu nhập khá nhờ chuyển đổi vật nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tranh thủ lúc nông nhàn và nguồn thức ăn sẵn có, nhiều nông dân ở thị xã Ayun Pa đã mạnh dạn chuyển đổi con giống, phát triển chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Sau khi tìm hiểu một số mô hình chăn nuôi, chị Nay H’An (tổ 6, phường Sông Bờ) tìm đến một trang trại nuôi dế để học hỏi kinh nghiệm. Với vốn khởi điểm 1 triệu đồng mua trứng dế về nuôi thử nghiệm, sau 1 tháng, chị thu về được 5 triệu đồng.

Nhận thấy loài dế dễ nuôi, ít nhiễm bệnh, chị quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại rộng khoảng 120 m2 với gần 20 chuồng nhằm cung cấp cho thị trường các sản phẩm như: trứng dế, dế sữa, dế thương phẩm.

Chị Nay H’An (tổ 6, phường Sông Bờ) thu hoạch dế thương phẩm. Ảnh: Nguyên Hương

Chị Nay H’An (tổ 6, phường Sông Bờ) thu hoạch dế thương phẩm. Ảnh: Nguyên Hương

Theo chị H’An, nguồn thức ăn của dế rất dễ kiếm như: lá mì, lá chuối, cỏ, khoai lang, bí đỏ… Tuy nhiên, thức ăn phải sạch, nếu có thuốc bảo vệ thực vật, dế sẽ bị tiêu chảy và chết hàng loạt. Khó khăn nhất là giai đoạn ủ trứng. Thông thường, dế thương phẩm được thu hoạch sau 30 ngày. Nuôi thêm 15 ngày nữa, khi cánh dế mọc dài, gáy thường xuyên là thời điểm chúng bắt đầu sinh sản. Lúc này, phải đặt các khay xơ dừa làm ổ cho dế đẻ trứng. Sau 2 ngày 1 đêm, lấy các khay trứng ra, ủ trong bì ni lông để đảm bảo đủ độ ẩm cho trứng nở. Khoảng 10 ngày sau, khi trứng bắt đầu nở thì trải rộng trên vỏ bao với độ dày vừa đủ, dùng vỉ trứng bằng giấy lót nền và cho ăn vào để dế sinh trưởng và phát triển. Dế chỉ liếm nước đọng trên râu nên mỗi ngày phải phun sương vào chuồng. Nếu trong chuồng có dấu hiệu ẩm ướt quá phải dọn vệ sinh, thay các vỉ giấy.

Hiện mỗi chuồng nuôi cho thu hoạch 12-15 kg dế. Với giá 130.000 đồng/kg trứng dế, 120.000 đồng/kg dế sữa và 150.000 đồng/kg dế thương phẩm, chị H’An cung cấp nguồn hàng ổn định cho thị trường. Dế thương phẩm trước khi xuất chuồng, chị thường cho ăn bí đỏ và mía. Mía giúp làm sạch ruột dế còn bí đỏ giúp thịt dế thơm ngon hơn khi chế biến. Dế thịt bắt bỏ vào nước muối loãng để sát khuẩn, rửa lại bằng nước sạch rồi nhúng qua nước sôi khoảng 10 giây, để ráo trước khi đóng gói, bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh.

“Vì thức ăn của dế khá dồi dào nên chi phí mỗi tháng cho trại dế chỉ khoảng 6 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi trên 20 triệu đồng/tháng. Tôi dự kiến mở rộng thêm trang trại, đảm bảo nguồn cung không bị đứt quãng. Hiện tôi đang thử nghiệm nuôi gà thịt để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa từ chăn nuôi dế nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình”-chị H’An chia sẻ.

Cũng tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, cuối năm 2021, chị Nguyễn Thị Quyết (tổ 1, phường Hòa Bình) triển khai mô hình nuôi dúi sinh sản. Từ 2 con dúi giống, đến nay, đàn dúi của chị Quyết đã tăng lên 50 con. Chị cho biết: Gần 10 năm, gia đình chăn nuôi gà thịt. Sau khi con trai mua một cặp dúi giống về nuôi thử, nhận thấy hiệu quả nên chị nhân giống mở rộng mô hình. Tất cả kinh nghiệm chăn nuôi chị đều lên mạng internet học hỏi rồi áp dụng vào điều kiện thực tế của gia đình.

Nhờ đầu ra ổn định, chị Nguyễn Thị Quyết (tổ 1, phường Hòa Bình) đang nhân giống mở rộng mô hình nuôi dúi. Ảnh: Vũ Chi

Nhờ đầu ra ổn định, chị Nguyễn Thị Quyết (tổ 1, phường Hòa Bình) đang nhân giống mở rộng mô hình nuôi dúi. Ảnh: Vũ Chi

Thông thường, dúi sinh sản 3 lần/năm, mỗi lần 2-4 con. Khi răng dúi con chuyển từ màu trắng sang màu vàng là có thể tách mẹ, nuôi 4 tháng có thể xuất chuồng với giá 1,2 triệu đồng/cặp. Dúi thịt trên 7 tháng có trọng lượng khoảng 2 kg, bán với giá 500.000 đồng/kg. Để dúi sinh sản, chị Quyết đánh dấu dúi con tránh không cho giao phối cận huyết.

Chị chia sẻ: “Mô hình nuôi dúi mang lại cho gia đình thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Dúi ưa mát mẻ vì vậy chuồng nuôi phải thông thoáng, nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C. Gần đây, thời tiết Ayun Pa khá nắng nóng nên tôi phải bật thêm quạt hơi nước để giảm nhiệt. Ngược lại, khi trời trở lạnh, phải chú ý lót rơm trong chuồng giúp dúi sưởi ấm. Dúi không uống nước nên chất thải trong chuồng nuôi không nhiều. Tuy nhiên, phải thường xuyên dọn dẹp đảm bảo môi trường sạch sẽ. Hiện tại, nguồn dúi thịt của gia đình được cơ sở cung cấp giống tại TP. Pleiku bao tiêu nên đầu ra ổn định. Nếu ai muốn học hỏi kinh nghiệm tôi sẵn sàng chia sẻ để liên kết chăn nuôi, mở rộng thị trường tiêu thụ”.

Trao đổi với P.V, ông Đào Nhật Nam-Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Ayun Pa-cho hay: Tuy còn khá mới mẻ song mô hình nuôi dế và nuôi dúi đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Đây đều là những vật nuôi sử dụng thức ăn có sẵn trong tự nhiên nên không tốn quá nhiều chi phí đầu tư, thị trường tiêu thụ lớn nên có nhiều tiềm năng phát triển. Hội Nông dân thị xã sẽ chỉ đạo Hội Nông dân các xã, phường tổ chức cho hội viên tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại các mô hình hiệu quả để áp dụng vào điều kiện thực tế gia đình, qua đó, góp phần thúc đẩy phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.