NÓI THẲNG: Tiền dân đóng phí BOT đang chảy về đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã đến lúc người trả phí khi qua các trạm BOT giao thông phải được biết số tiền họ chi trả đi về đâu? Họ đã trả được bao nhiêu và còn nợ lại bao nhiêu?
Hôm nay (18-2), Tổng cục Đường bộ Việt Nam bắt đầu kiểm tra công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây, sau khi xảy ra vụ cướp 2,2 tỉ đồng hôm mùng 3 Tết.
Sau bao nhiêu lùm xùm vây quanh các trạm thu phí trên cả nước, đúng ra cơ quan thanh tra đã phải sớm vào cuộc thanh kiểm tra toàn diện tất cả các dự án BOT, kể cả đó có là các dự án do Nhà nước làm chủ đầu tư. Chứ không phải trạm nào xảy ra vướng mắc, nghi vấn hoặc dưới áp lực dư luận thì mới vào cuộc thanh kiểm tra như đối với vụ việc xảy ra tại trạm thu phí cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam  (VEC) làm chủ đầu tư.
Dư luận đặt câu hỏi: có hay không số tiền chênh lệch do chủ đầu tư khai báo cho cơ quan chức năng với số tiền thực thu trung bình mỗi ngày, mà con số chênh lệch lên tới cả tỉ đồng/ngày? Và nếu có thì nó cũng chỉ được phát hiện sau một nguyên nhân rất hài hước: "bị cướp". Vậy nếu không bị cướp thì mọi việc có lẽ cứ mãi như thế êm xuôi trôi qua?
Các dự án BOT nói chung và BOT giao thông nói riêng, đúng ra phải quản lý chặt hơn, tổ chức thanh kiểm tra thường xuyên, cả định kỳ lẫn đột xuất. Còn đây gần như cơ quan chức năng chỉ vào cuộc khi có phản ánh, nghi vấn hay nói thẳng ra là chỉ khi bị áp lực từ dư luận.
Đặc thù của các dự án BOT là thời gian hoàn vốn và thu lãi dựa vào sự đóng góp trực tiếp của người sử dụng dịch vụ. Các mốc thời gian lộ trình thu phí đặt ra ban đầu đều là sự giả định dựa theo khảo sát tại thời điểm trước khi khởi công cả năm hoặc vài năm; tới khi hoàn thành đưa vào vận hành thực tế, con số này đã thay đổi rất nhiều so với trước đó.
Vậy mà, đại diện Bộ GTVT cho rằng con số này Bộ không nắm được, chỉ dựa vào báo cáo của chủ đầu tư. Trả lời như vậy liệu có sòng phẳng và hợp lý? Và, tới thời điểm hiện tại, doanh thu của các trạm thu phí BOT vẫn là con số bí mật, trong khi đúng ra nó phải được công khai tuyệt đối, vì người tham gia giao thông trực tiếp trả tiền vốn cũng như lời cho các dự án, nhưng họ lại không hề được biết mình đã đóng góp bao nhiêu, và còn phải đóng góp tiếp bao lâu nữa!
Thông tư 49/2016/TT-BGTVT yêu cầu phải lắp đặt bảng điện tử tại các trạm thu phí để công khai về tổng mức đầu tư, tổng thời gian thu, thời điểm bắt đầu và thời gian còn lại, doanh thu tháng trước, doanh thu lũy kế... nhưng đến nay vẫn chưa được áp dụng công khai, phổ biến và cũng không có trạm thu phí nào bị đóng cửa hay tạm dừng về việc này. Vì sao?
Chính phủ cũng đã chỉ đạo phải áp dụng hình thức thu phí tự động không dừng để chống gian lận trong khai báo doanh thu. Nhưng, đến nay vẫn mạnh ai nấy làm cho có, việc thu phí chủ yếu vẫn là thủ công, vẫn tạo điều kiện để các chủ đầu tư lách luật, mập mờ, gian lận. Vì sao?
Đã tới lúc, Nhà nước phải trả lại quyền "ông chủ" thực sự cho những người đang ngày đêm bỏ tiền mua lại dự án để bàn giao cho Nhà nước; đã tới lúc người trả tiền phải được biết số tiền họ chi trả đi về đâu? Họ đã trả được bao nhiêu và còn nợ lại bao nhiêu?
Người dân đã rất sòng phẳng cũng như rất tin tưởng vào chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước mà cụ thể ở đây là Bộ Tài chính, Bộ GTVT khi giao phó trách nhiệm giám sát, quản lý thu chi cho các cơ quan này.
Vậy thì, phải sòng phẳng lại với người dân, đừng phụ lòng tin của họ!
Huy động các nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức BOT để đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông là vô cùng cần thiết và là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, đừng làm méo mó một chủ trương hợp lòng dân!
Đoàn Quang Huy (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Trong khi cả nước đang tập trung cao độ thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy nhà nước, thì nhiều người dùng mạng xã hội vì muốn tăng tương tác, “bắt trend” (xu hướng đang nổi) đã sẵn sàng đăng hoặc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, không chính xác hoặc thậm chí là tin giả.

Việc gì khó có thanh niên

Việc gì khó có thanh niên

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024 - 2029) diễn ra trong giai đoạn đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình. Trong bối cảnh đó, vai trò của thanh niên càng quan trọng khi đây là lực lượng quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Hôm nay, ngày 17-12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX khai mạc tại Hà Nội, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của tổ chức hội và phong trào thanh niên cả nước.

Trách nhiệm an sinh xã hội

Trách nhiệm an sinh xã hội

Bên cạnh đau đớn về thể chất lẫn tâm lý, người bệnh ung thư còn nhiều lo toan về chi phí chữa trị, từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Có những gia đình từ khá giả đã rơi vào kiệt quệ, phải bán tài sản, vay mượn khắp nơi, thậm chí vay nóng để điều trị ung thư.

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.