Níu giữ thanh âm xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, chỉ cần 1 chiếc smartphone là có thể thưởng thức âm nhạc. Vậy nhưng anh Nguyễn Thành Chung (SN 1975, phường Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vẫn “ngược dòng thời gian” sưu tầm từng bộ âm ly, dàn âm thanh, máy phát nhạc đến đĩa than, băng cối của những năm 70 thế kỷ trước trong niềm đam mê bất tận.
Hoài niệm âm thanh
Căn phòng rộng chừng khoảng 50 m2 là không gian trưng bày các thiết bị âm thanh có thương hiệu một thời như: Pioneer, TEAC, Zenith, Tascam... Dẫn tôi tham quan một vòng, anh Chung giới thiệu với ánh mắt đầy tự hào: “Đây là “bảo tàng” đồ cũ mà tôi dày công sưu tầm trong suốt 10 năm qua”.
Cẩn thận lấy trong hộp gỗ ra 1 chiếc đĩa nhạc của ca sĩ Chế Linh, anh Chung lau chùi thật kỹ rồi bỏ vào đầu băng cối hiệu TEAC, nhẹ nhàng ấn nút. Mô tơ quay nhẹ, chiếc đĩa quay những vòng chậm rãi, phát ra điệu nhạc du dương.
Vặn nhỏ loa, anh tâm sự: “Từ nhỏ, tôi đam mê dòng nhạc của thập niên 60-70. Gia đình khó khăn không thể sắm máy phát nhạc nên tôi thường nghe ké nhà hàng xóm. Những bài hát được thu âm theo kiểu analog nên giọng của ca sĩ rất “mộc”, bao trùm lên nhạc đệm, có chiều sâu, càng nghe càng thấy thấm, chứ nhạc điện tử sau này bị xử lý nhiều quá. Dù công nghệ ngày càng phát triển nhưng tôi vẫn yêu thích những thiết bị, âm thanh có tuổi đời hàng chục năm là vì thế”.
Anh Nguyễn Thành Chung bên các máy phát nhạc cổ xưa trong bộ sưu tập của mình. Ảnh: Phan Lài
Anh Nguyễn Thành Chung bên các máy phát nhạc cổ xưa trong bộ sưu tập của mình. Ảnh: Phan Lài
Năm 2010, khi đã có điều kiện hơn, anh Chung bắt đầu sưu tầm, rồi càng ngày càng gắn bó, tìm hiểu sâu về máy hát cũ. Anh tâm đắc nhất chính là bộ loa toàn dải sản xuất tại châu Âu cách đây khoảng 70 năm, gồm có 4 loa, màng loa được làm từ vật liệu composite sợi polime. Khung và cửa loa làm bằng gỗ, kiểu dáng rất đẹp nhưng nặng gần 2 tạ.
Theo anh Chung, đây là bộ loa độc nhất vô nhị ở khu vực Tây Nguyên, anh mua lại của một người ở tỉnh Bình Định với giá hơn 120 triệu đồng.
Bộ loa toàn dải nặng gần 2 tạ. Ảnh: Phan Lài
Bộ loa toàn dải nặng gần 2 tạ. Ảnh: Phan Lài
Trong “bảo tàng” của anh Chung còn lưu giữ 1 bộ đầu đĩa than hãng Zenith của Mỹ được đóng bằng gỗ cao cấp, logo dập nổi rất giá trị, vẫn còn đầy đủ giấy tờ nơi sản xuất, nguồn gốc linh kiện. Ngoài ra, anh còn sở hữu 1 đầu băng cối lữ hành hiệu Columbia trông như 1 chiếc va li xách tay dành cho các gia đình đi du lịch trong thập niên 70. Những thiết bị âm thanh này dù ra đời cách đây hàng chục năm nhưng vẫn còn hoạt động tốt.
“Việc bảo quản cũng khá kỳ công, vệ sinh thường xuyên để tránh ẩm mốc, tránh bụi; đặc biệt, đĩa than phải để trong hộp, thường xuyên lau chùi, khi nghe phải nghe hết bài để đĩa mòn đều”-anh Chung chia sẻ.
“Nghề chơi cũng lắm công phu”
Thú chơi nào cũng vậy, ngoài đam mê còn phải chịu khó đầu tư. Để sở hữu những đầu máy, bộ loa, băng cối giá trị, anh Chung đã mất nhiều thời gian sưu tầm. Khi nghe thông tin ở đâu có những thiết bị âm thanh xưa, anh đều liên hệ đặt hàng trước, sắp xếp công việc và sẵn sàng đi hàng trăm cây số để được ngắm và mua những đồ vật giá trị ấy.
Vì thế, những món đồ trong “bảo tàng” của anh được mua về từ khắp nơi trong nước như: Quảng Nam, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng… Hy hữu, cũng có những thiết bị anh may mắn mua lại được từ những người mua bán đồng nát. Do không được bảo quản cẩn thận nên một số thiết bị bị méo mó, hư hỏng, phải sửa chữa. Có nhiều món đồ, tìm linh kiện phù hợp để thay thế phải đợi mấy tháng trời.
“Mỗi lần sưu tầm được những máy phát nhạc, băng đĩa xưa cũ hay những thiết bị âm thanh tưởng chừng vứt đi khi được sửa chữa thành công, nghe âm thanh phát ra từ những chiếc máy đó, tôi vui sướng không lời nào diễn tả được”-anh Chung tâm sự.
Đầu băng cối lữ hành hiệu Columbia dành cho các gia đình đi du lịch trong thập niên 70. Ảnh: Phan Lài
Đầu băng cối lữ hành hiệu Columbia dành cho các gia đình đi du lịch trong thập niên 70. Ảnh: Phan Lài
Càng nghe càng say, càng sưu tầm càng đam mê nên anh Chung có thể hiểu rõ từng đặc điểm, sự độc đáo của từng chiếc máy. Tùy thuộc vào nguồn gốc, độ cũ, độ hiếm, hình dáng… mà sản phẩm có giá khác nhau, từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng. Hiện tại, anh Chung đang sở hữu 10 bộ thiết bị âm thanh giá trị được sản xuất trước năm 1970. Có nhiều người ngỏ ý muốn mua lại với giá cao nhưng anh không bán vì muốn giữ lại như một kỷ niệm.
Sở hữu bộ sưu tập độc đáo đã giúp anh Chung biết thêm nhiều người bạn cùng đam mê. “Bảo tàng” của anh trở thành điểm hẹn của những người mê âm thanh xưa cũ. Vào mỗi buổi sáng cuối tuần, anh thường cùng bạn bè nghe nhạc, thưởng trà, chiêm ngắm những món đồ đã nhuốm màu thời gian. Anh bày tỏ: “Đều là những người đam mê âm thanh cũ, mình có những bộ máy phát nhạc từ ngày xưa nên mời mọi người cùng nghe. Cái hay, cái đẹp mà được chia sẻ với  nhiều người thì mới nhân lên được giá trị”.
Máy phát nhạc bằng đĩa than. Ảnh: Phan Lài
Máy phát nhạc bằng đĩa than. Ảnh: Phan Lài
Anh Huỳnh Tấn Hải-một người bạn lâu năm với anh Chung-chia sẻ: “Tôi rất thích nhạc xưa, nhưng chưa đủ điều kiện để sở hữu những thiết bị âm thanh giá trị như anh Chung. Được nghe giọng của những danh ca yêu thích trên những đầu đĩa, bộ loa của thập niên 70 thực sự rất đã”. 
Hiện tại, anh Chung là Phó Giám đốc Bệnh viện 331. Thú vui sưu tầm máy nhạc cũ đã giúp tâm hồn anh thư thái hơn sau những giờ làm việc căng thẳng. Niềm đam mê của anh Chung đã giúp những thiết bị âm thanh xưa cũ không còn phải ngủ vùi trong sự lãng quên của thời gian và từ đó những bản nhạc một thời lại được cất lên cùng biết bao hoài niệm.
PHAN LÀI

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...