Niềm tin cho thể thao trở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc TP Hà Nội cho phép 30% khán giả được vào sân Mỹ Đình xem trận đấu ở vòng loại World Cup sắp tới có thể xem là một “bàn thắng” của bóng đá Việt Nam, cũng như là “phát súng lệnh” để thể thao Việt Nam quay lại với đời sống của mình sau thời gian dài tạm ngưng do dịch Covid-19.
 
Niềm tin cho thể thao trở lại Việc TP Hà Nội cho phép 30% khán giả được vào sân Mỹ Đình xem trận đấu ở vòng loại World Cup sắp tới có thể xem là một “bàn thắng” của bóng đá Việt Nam, cũng như là “phát súng lệnh” để thể thao Việt Nam quay lại với đời sống của mình sau thời gian dài tạm ngưng do dịch Covid-19. Niềm tin cho thể thao trở lại Dù đã hạn chế người được phép vào sân, đồng thời có các điều kiện kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, nhưng rõ ràng sự hiện diện của hơn 10.000 người tập trung trong một không gian cố định, là hình ảnh mang tính biểu tượng không chỉ của thể thao, mà cả đời sống xã hội. Quy mô của trận đấu đó chắc chắn lớn hơn nhiều so với một quán ăn, rạp phim hay một sự kiện văn hóa - giải trí nào khác. Nếu trận đấu thành công, chúng ta có thêm niềm tin trong nỗ lực đưa đất nước hồi phục và phát triển trong bối cảnh nguy cơ dịch Covid-19 vẫn hiện hữu. Đó cũng là một cuộc “tổng duyệt” giúp hoàn thiện hơn các biện pháp kiểm soát dịch đối với những sự kiện đông người. Không thể tiếp tục đóng cửa, vấn đề quan trọng vẫn là khả năng kiểm soát của các cơ quan chức năng và ý thức thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch của cộng đồng. Ở thời điểm này, việc cho phép khán giả vào sân xem đội tuyển Việt Nam thi đấu cũng giải quyết nhu cầu chính đáng, đồng thời là liệu pháp tâm lý có tính lan tỏa cao đối với người dân không chỉ tại thủ đô mà còn trên cả nước. Không có hình ảnh nào “bình thường” hơn việc sân Mỹ Đình đỏ rực sắc áo trên khán đài, những âm thanh huyên náo truyền xuống sân. Đó là một thông điệp: nếu tuân thủ đúng các biện pháp phòng chống dịch, cuộc sống sẽ trở lại theo cách mà chúng ta mong muốn. Nhưng để có được sự chấp thuận cho khán giả vào sân, cần ghi nhận nỗ lực của những người quản lý bóng đá. Ban đầu TP Hà Nội không đồng ý; sau đó bằng nhiều nỗ lực, kể cả việc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có những cam kết và những phương án khả thi để bảo đảm trận đấu an toàn. Đấy là một quyết định có tính rủi ro cao, nhưng trong trường hợp này, các nhà quản lý thể thao Việt Nam đã thể hiện được trách nhiệm của mình với cộng đồng. Như đã biết, V-League phải tạm dừng từ tháng 5, sau đó buộc phải hủy bỏ cả mùa giải vì khó bảo đảm an toàn. Một phần đời sống tinh thần của xã hội đã bị mất đi, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh nhất. Đưa các trận đấu trở lại, là nhiệm vụ của người làm thể thao, khởi đầu từ trận đấu tháng 11 tới. Đấy là chưa kể, bóng đá Việt Nam cần “ghi điểm” với bạn bè châu lục sau sự cố mặt sân Mỹ Đình kém chất lượng ở trận đấu không khán giả hồi tháng 9. Trước các đối thủ quá mạnh, đội tuyển Việt Nam cần có những sự ủng hộ từ khán đài, từ mặt sân, từ niềm vui của giới hâm mộ cả nước để mạnh mẽ hơn cho các trận đấu còn lại của vòng loại World Cup. Cuối cùng, việc tổ chức trận đấu có khán giả thành công chắc chắn là sự khích lệ vô cùng lớn ở nhiều phương diện, trong đó có cả kế hoạch đăng cai SEA Games 31 vào tháng 5-2022. ĐĂNG LINH (SGGPO)
 
Dù đã hạn chế người được phép vào sân, đồng thời có các điều kiện kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ, nhưng rõ ràng sự hiện diện của hơn 10.000 người tập trung trong một không gian cố định, là hình ảnh mang tính biểu tượng không chỉ của thể thao, mà cả đời sống xã hội. Quy mô của trận đấu đó chắc chắn lớn hơn nhiều so với một quán ăn, rạp phim hay một sự kiện văn hóa - giải trí nào khác.
Nếu trận đấu thành công, chúng ta có thêm niềm tin trong nỗ lực đưa đất nước hồi phục và phát triển trong bối cảnh nguy cơ dịch Covid-19 vẫn hiện hữu. Đó cũng là một cuộc “tổng duyệt” giúp hoàn thiện hơn các biện pháp kiểm soát dịch đối với những sự kiện đông người. Không thể tiếp tục đóng cửa, vấn đề quan trọng vẫn là khả năng kiểm soát của các cơ quan chức năng và ý thức thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch của cộng đồng.
Ở thời điểm này, việc cho phép khán giả vào sân xem đội tuyển Việt Nam thi đấu cũng giải quyết nhu cầu chính đáng, đồng thời là liệu pháp tâm lý có tính lan tỏa cao đối với người dân không chỉ tại thủ đô mà còn trên cả nước. Không có hình ảnh nào “bình thường” hơn việc sân Mỹ Đình đỏ rực sắc áo trên khán đài, những âm thanh huyên náo truyền xuống sân. Đó là một thông điệp: nếu tuân thủ đúng các biện pháp phòng chống dịch, cuộc sống sẽ trở lại theo cách mà chúng ta mong muốn.
Nhưng để có được sự chấp thuận cho khán giả vào sân, cần ghi nhận nỗ lực của những người quản lý bóng đá. Ban đầu TP Hà Nội không đồng ý; sau đó bằng nhiều nỗ lực, kể cả việc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có những cam kết và những phương án khả thi để bảo đảm trận đấu an toàn. Đấy là một quyết định có tính rủi ro cao, nhưng trong trường hợp này, các nhà quản lý thể thao Việt Nam đã thể hiện được trách nhiệm của mình với cộng đồng.
Như đã biết, V-League phải tạm dừng từ tháng 5, sau đó buộc phải hủy bỏ cả mùa giải vì khó bảo đảm an toàn. Một phần đời sống tinh thần của xã hội đã bị mất đi, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh nhất. Đưa các trận đấu trở lại, là nhiệm vụ của người làm thể thao, khởi đầu từ trận đấu tháng 11 tới. Đấy là chưa kể, bóng đá Việt Nam cần “ghi điểm” với bạn bè châu lục sau sự cố mặt sân Mỹ Đình kém chất lượng ở trận đấu không khán giả hồi tháng 9. Trước các đối thủ quá mạnh, đội tuyển Việt Nam cần có những sự ủng hộ từ khán đài, từ mặt sân, từ niềm vui của giới hâm mộ cả nước để mạnh mẽ hơn cho các trận đấu còn lại của vòng loại World Cup.
Cuối cùng, việc tổ chức trận đấu có khán giả thành công chắc chắn là sự khích lệ vô cùng lớn ở nhiều phương diện, trong đó có cả kế hoạch đăng cai SEA Games 31 vào tháng 5-2022.
ĐĂNG LINH (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Đoàn đất Võ tham dự 9 VĐV

Đoàn đất Võ tham dự 9 VĐV

(GLO)- Từ ngày 25 đến 30-7, tại Trung tâm Cung ứng Dịch vụ Văn hóa - Thể thao phường Tân Thuận (TP Hồ Chí Minh) sẽ diễn ra Liên hoan quốc tế võ cổ truyền TP Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 7 - năm 2025, với chủ đề “Võ Việt đất phương Nam”.

Cậu bé nghèo 2 lần phá kỷ lục quốc gia môn điền kinh

Cậu bé nghèo 2 lần phá kỷ lục quốc gia môn điền kinh

(GLO)- Vận động viên Nguyễn Văn Viết Hùng (SN 2010, thôn Phù Cát, xã Ia Pia, tỉnh Gia Lai) đã 2 lần liên tiếp phá kỷ lục quốc gia nội dung đi bộ ở lứa tuổi của mình. Em đang là niềm hy vọng vàng của điền kinh Gia Lai trong tương lai khi môn thể thao này được xác định là một trong những thế mạnh.

Các cựu cầu thủ tham gia giao lưu bóng đá chào mừng ngày sáp nhập tỉnh Gia Lai (mới) trong tinh thần gắn kết.

Gia Lai: Cuộc hội ngộ của những cựu cầu thủ phố biển và phố núi

(GLO)- Chiều 19-7, tại Sân vận động Quy Nhơn (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), trận giao lưu bóng đá giữa các cựu cầu thủ Bình Định và Gia Lai đã diễn ra trong không khí ấm áp, chào mừng ngày sáp nhập tỉnh. Đây thật sự là cuộc hội ngộ chan chứa nghĩa tình của những cựu cầu thủ phố biển và phố núi.

Đội bóng Bộ CHQS tỉnh đoạt giải nhì

Đội Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn vô địch

(GLO)- Ngày 18-7, tại sân bóng chuyền Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Gia Lai đã diễn ra Giải bóng chuyền với sự tham gia của 4 đội bóng: Bộ CHQS tỉnh, Công ty TNHH Lâm nghiệp Quy Nhơn, Câu lạc bộ Quy Nhơn, Trường Đại học Quy Nhơn.

null