Những thay đổi của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ GD-ĐT có công văn tới các Sở GD-ĐT, các đại học, học viện, các trường đại học, các trường cao đẳng đào tạo giáo viên về phương thức tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có công văn gửi các Sở GD-ĐT, các đon vị giáo dục về việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy từ năm 2018.

Từ năm 2018, Bộ GD-ĐT đã đổi mới phương thức tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Sau 3 năm thực hiện đổi mới, đến nay phương thức tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ đã đạt được những mục tiêu cơ bản, được xã hội đồng tình đánh giá cao. Do vậy, phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia trong các năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng kỳ thi và công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, Bộ GD-ĐT cho biết tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Các bài thi, môn thi trong các năm 2018, 2019 và 2020 việc tổ chức các bài thi, môn thi được giữ ổn định như năm 2017.

Từ năm 2021 trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; nếu điều kiện cho phép có thể tổ chức cho thí sinh làm bài thi trên máy tính.

Bộ GD-ĐT đang rà soát, quy hoạch lại hệ thống các trường sư phạm; đổi mới phương thức xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với nhóm ngành/ngành đào tạo giáo viên dựa trên nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương và điều kiện đảm bảo chất lượng của từng trường.

Bên cạnh đó, đồng thời Bộ GD-ĐT đang triển khai các giải pháp đồng bộ khác để nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp bậc học.

"Rà soát lại các nhóm đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên để điều chỉnh mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội", đại diện Bộ GD-ĐT nêu.

Lưu Ly/VTC

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.