Những sớm mai xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sớm mai thức dậy, nhẹ nhàng hé cánh cửa sổ, những tia nắng trong lành như đã chờ sẵn từ lúc nào nhanh nhảu lẻn vào khung cửa. Nụ hồng trước sân đang bẽn lẽn vươn mình chờ nắng lên cao để bung cánh sau những ngày mưa dầm xao xác lá. Những chú sẻ nâu sà xuống khoảng sân trước nhà, quệt quệt chiếc mỏ vào nền gạch rồi vui mừng gọi bạn đến bằng tiếng lích chích khi phát hiện ra vài hạt gạo bé xíu vương vãi. 
Mẹ soạn hết những quần áo, giày vớ đã treo trên cây phơi đồ mấy hôm nay mang ra sân hong nắng. Nắng sau mưa dường như ấm áp và trong lành hơn cả. Nắng hong khô mọi ẩm ướt. Nắng cho con người ta cảm giác hân hoan, tươi mới sau những ngày ủ dột bởi bầu không khí ướt át. Mấy hôm trước, tôi vẫn thường với tay tắt chiếc đồng hồ báo thức, kéo chăn cố trùm lên đầu ngủ nướng thêm một chút vì mưa lạnh. Nhưng sáng nay, nhìn qua ô nhỏ lấy sáng phía góc tường nhà, nắng đã len vào một vệt dài xiên xiên, chẳng có cớ gì mà phải vùi mình trong chăn với một buổi sáng đẹp như thế!
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Nhà tôi ở ven đô thành phố, phía sau là cánh đồng của bà con Jrai. Vậy nên, mỗi sáng sớm, tôi vẫn được thưởng thức những thanh âm ngày mới vui nhộn, yên bình của làng quê. Đó là tiếng gà gáy báo thức ngày mới thay cho tiếng réo rắt của chiếc đồng hồ đặt giờ, là tiếng lục lạc leng keng đeo nơi cổ những chú bò được lùa ra đồng sớm, tiếng ríu ran của loài chim nơi lũy tre phía sau làng, tiếng lao xao cây lá, tiếng cười giòn của đám trẻ con hong nắng trước sân… Những buổi sáng đẹp trời, tôi vẫn thường có thói quen chạy bộ về phía cánh đồng. Nơi ấy, tôi bắt gặp lại những dư vị của tuổi thơ bên cánh đồng quê mẹ. Mùi đồng len lỏi khắp khoảng không gian, tôi hít căng lồng ngực mình luồng không khí ngày mới. Mùi đồng quê ngái ngái hăng của bùn non lẫn trong mùi hương dịu ngọt của bông cỏ mật ven triền đê. Thuở bé, tôi vẫn thường cùng chúng bạn hái những bông cỏ mật ấy ép vào trang vở. Đó sẽ là nguyên liệu tuyệt vời cho tấm thiệp thủ công tặng cô giáo nhân dịp lễ. Mùi đồng quê tuổi thơ thơm lừng rơm rạ sau mùa gặt, khen khét khói bay lên mỗi buổi đốt đồng, có chú cua đồng ẩn nấp nơi gốc rạ bị đám trẻ chăn trâu tóm được mang ra bãi đất trống chơi trò cày cua. Mùi đồng quê rét mướt len lỏi qua từng kẽ tóc, thớ da, mắt môi mẹ cha mỗi mùa đông về...
Có những buổi sớm mai, nắng xiên qua từng kẽ lá. Tôi đưa tay hứng nắng, nắng lọt qua kẽ tay. Bâng khuâng nhìn lên, bầu trời như đang dịch chuyển, lòng nhẹ bẫng, vui niềm vui bình dị. Em bé Jrai mắt xoe tròn áp mặt vào lưng mẹ, đôi môi chúm chím như thể nếm vị nắng hắt qua, đôi tay bé xíu cứ xòe ra rồi nắm lại như thể đang cố nắm bắt sợi nắng. Hương nắng ướp lên da, lên tóc em... Em ra đồng theo mẹ. Tôi trở về nhà để chuẩn bị cho ngày làm việc mới, xuôi ngược nhau trên con đường làng. Ngày mới bình yên như thế!
PHÚC AN

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Báo Bình Định tổ chức gặp mặt kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), ngày 21.6, Báo Bình Định tổ chức gặp mặt thân mật các thế hệ người làm báo, các cộng tác viên, thông tín viên và tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “Khát vọng người Bình Định: Đột phá - vươn tầm”.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

“Kim Toàn - Nhà báo, chiến sĩ”

Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2025), chiều 15.6, Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu bộ phim tài liệu “Kim Toàn - Nhà báo chiến sĩ”. Bộ phim kể lại một cách chân thực cuộc đời và cống hiến của nhà báo Kim Toàn trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ đổi mới.
null