Những phát hiện khảo cổ 'trên trời rơi xuống'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có những nghiên cứu khảo cổ khiến các nhà khoa học mất nhiều năm ròng tìm kiếm, nhưng cũng có nhiều trường hợp được phát hiện tình cờ, trong những hoàn cảnh không ai ngờ tới.
Nông dân James Bristle phát hiện xương voi ma mút trên đồng - Ảnh: DARYL MARSHKE / ĐẠI HỌC MICHIGAN
Nông dân James Bristle phát hiện xương voi ma mút trên đồng - Ảnh: DARYL MARSHKE / ĐẠI HỌC MICHIGAN
Cuốc ruộng trồng đậu bỗng phát hiện xương voi ma mút
Vào năm 2015, một nông dân tên James Bristle cày xới trên cánh đồng của mình ở Michigan để chuẩn bị cho vụ mùa đậu tương mới thì bỗng phát hiện "như va phải cái gì đó".
Anh cùng những nông dân khác đào xới khoảnh đất đó lên, càng đào thì càng sững sờ trước những mảnh xương của một con thú khổng lồ.
Ngay lập tức, sự việc thu hút truyền thông và giới khoa học. Các nhà khảo cổ học tiếp tục tìm kiếm và phát hiện đó là bộ xương của một con voi ma mút sống cách đây 15.000 năm.
Điều đặc biệt là các nhà khảo cổ học nhận định con voi này chết vì bị con người giết hại. Điều đó khiến giới khoa học một lần nữa phải kiểm tra lại những giả thuyết trước đó về việc con người Bắc Mỹ tồn tại trước cả thời đại Clovis - được cho là xuất hiện cách đây 13.000 năm.
Dọn dẹp khuôn viên nhà thờ, phát hiện kho báu lớn
 Hình ảnh bản sao chiếc nhẫn vàng của vua Childeric - Ảnh: WIKIPEDIA
Hình ảnh bản sao chiếc nhẫn vàng của vua Childeric - Ảnh: WIKIPEDIA
Năm 1653, anh lao công Adrien Quinquin đang quét dọn khuôn viên nhà thờ Saint-Brice có từ thế kỷ 12 ở Tournai, nay thuộc Bỉ, bỗng nhặt được trong đám bụi bẩn một chiếc nhẫn vàng kỳ lạ khắc tên Childeric. Adrien tìm thêm được hàng trăm đồng tiền vàng, gươm vàng và rất nhiều vật phẩm quý giá khác.
Khi chính quyền Tournai và các nhà khảo cổ đào xới khu đất này lên, họ nhận thấy đây chính là kho báu được chôn chung với lăng mộ của Childeric (437-481) - vua của đế quốc Frank thuộc triều đại Merovingian.
Năm 1831, sau vài lần trao đổi, làm quà tặng cho vua Louis XIV và Napoleon của Pháp, kho báu này bị đánh cắp để nấu thành vàng.
Xúc vào xác ướp khi đang lấy than bùn
Xác ướp
Xác ướp "Người đàn ông Grauballe" - Ảnh: COMMONS/WIKIMEDIA
Năm 1952, một đội công nhân đang xúc than bùn trong bãi khai thác tại đầm lầy gần làng Grauballe ở Jutland, Đan Mạch thì một người bỗng thấy chiếc xẻng như chạm vào thứ gì đó rất cứng.
Anh cùng hàng chục người khác đào lên và giật mình phát hiện một xác ướp nguyên vẹn.
Đó chính là xác ướp của "Người đàn ông Grauballe" có niên đại từ thế kỷ 3 trước Công nguyên.
Điều tưởng như không thể chính là trong điều kiện tự nhiên nằm dưới đầm lầy nhiều thế kỷ nhưng tóc và móng tay của xác ướp vẫn còn nguyên. Thậm chí ngón tay của anh ta vẫn còn nguyên để các nhà khoa học có thể lấy dấu vân tay.
Năm 1955, thi thể người đàn ông này được chuyển đến Bảo tàng Moesgaard gần Aarhus để trưng bày.
Đào đất chôn dây điện, phát hiện biệt thự La Mã cổ đại
 Khuôn viên nhà Luke Irwin, nơi phát hiện biệt thự La Mã cổ đại - Ảnh: GUARDIAN
Khuôn viên nhà Luke Irwin, nơi phát hiện biệt thự La Mã cổ đại - Ảnh: GUARDIAN
Kho báu lịch sử đôi khi nằm ở chính sân sau nhà bạn. Điều này hoàn toàn đúng trong trường hợp của Luke Irwin, một nhà thiết kế thảm người Anh.
Sự việc xảy ra năm 2016, Luke Irwin cải tạo nhà kho thành phòng chơi bóng bàn gia đình. Anh gọi thợ điện đến để lắp đặt đường dây điện ngầm chạy qua sân sau nhà mình và phát hiện một lớp vật liệu cứng cách mặt đất 45cm.
Luke Irwin lập tức cho dừng công việc và báo cáo với chính quyền địa phương.
Về sau, các nhà khảo cổ học xác nhận lớp vật liệu cứng mà Luke Irwin phát hiện chính là một bức tranh khảm sàn nhà của một biệt thự lớn được xây dựng từ năm 175 đến năm 220.
Ngôi nhà hiện đại của Irwins được xây dựng ở trung tâm của biệt thự cổ và nằm trên một phiến đá cẩm thạch lớn có nguồn gốc La Mã.
Theo các chuyên gia, phát hiện này có ý nghĩa quốc gia, mở ra một nền tảng kiến ​​thức rộng lớn về lịch sử nước Anh khi bị người La Mã thống trị.
Leo núi chơi, phát hiện xác ướp nghìn năm
Nơi phát hiện xác người băng Ötzi ngày nay cũng trở thành một điểm đến cho du khách ưa khám phá - Ảnh: HOEHEPUNKT-TIROLS.OETZTAL
Nơi phát hiện xác người băng Ötzi ngày nay cũng trở thành một điểm đến cho du khách ưa khám phá - Ảnh: HOEHEPUNKT-TIROLS.OETZTAL
Zitzi hay Ötzi là một trong những xác ướp nổi tiếng nhất thế giới. Câu chuyện tìm thấy xác ướp người đàn ông này cũng khá ly kỳ.
Vào ngày 19-9-1991, hai khách du lịch người Đức Helmut và Erika Simon đang leo núi ở độ cao 3.210m trên sườn phía đông của núi Fineilspitze thuộc dãy núi Ötztal (biên giới Ý - Áo) thì phát hiện một thi thể khô quắt.
Do trên các ngọn núi băng tuyết nhiều du khách, việc phát hiện xác chết của người đi bộ không phải chuyện hiếm nên Helmut và Erika Simon tin rằng đó là thi thể là của một người leo núi đã chết gần đây.
Sau nhiều ngày dùng khoan và rìu phá băng, các đội cứu hộ mới đưa được thi thể này xuống núi.
Trong quá trình khám nghiệm tử thi, các nhà khảo cổ phát hiện đây là một xác ướp nguyên vẹn từ cách đây 4.000 năm.
Năm 2012, các nhà khoa học công bố Ötzi vẫn còn nguyên các tế bào máu, là những tế bào máu hoàn chỉnh lâu đời nhất của con người từng được xác định.
Trong hầu hết các xác ướp, tế bào máu bị thu nhỏ hoặc chỉ còn sót lại, nhưng tế bào máu trong cơ thể Ötzi có kích thước tương tự như các tế bào hồng cầu sống và giống như một mẫu thời hiện đại.
Theo MINH HẢI (tổng hợp/TTO)

Có thể bạn quan tâm

Dùng mặt nạ kỹ thuật số để phục hồi tranh. (Ảnh: Franetic)

Công nghệ đột phá phục chế tranh cổ chỉ trong vài giờ

(GLO)-Với những bức tranh có niên đại hàng thế kỷ, bị hỏng nặng, việc phục chế gặp nhiều rủi ro và tiêu tốn thời gian. Một bước đột phá về công nghệ vừa được các nhà khoa học thử nghiệm thành công, đã giải quyết được khó khăn này, đó là phương pháp mặt nạ kỹ thuật số.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

Ý nghĩa các biểu tượng trong lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui là hiện tượng văn hóa xã hội đặc sắc của cộng đồng người Jrai ở Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Nghi lễ này tập hợp nhiều biểu tượng văn hóa độc đáo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới tâm linh của cư dân bản địa.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

Đa dạng lễ cúng cầu mưa của người Jrai

(GLO)- Tuy có sự phát triển của hệ thống thủy lợi song lễ cúng cầu mưa vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống cư dân vùng thung lũng Cheo Reo. Sự đa dạng trong nghi thức cúng của mỗi cộng đồng dân cư đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

Biểu tượng vũ trụ trên cây nêu của người Bahnar

(GLO)- Người Bahnar quan niệm rằng mọi sự vật, hiện tượng đều có sự hiện diện của thần linh và con người phải tôn trọng, thờ cúng. Vì vậy, họ có nếp sống, sinh hoạt văn hóa với hệ thống lễ hội vô cùng phong phú, gắn với vòng đời người và chu kỳ canh tác nông nghiệp.

null