Những người dệt vải làng Pơ Nang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vừa qua, chúng tôi có dịp xuống thăm làng Pơ Nang, xã Tú An (thị xã An Khê). Hiện nay, Pơ Nang là một trong 3 làng của xã còn khá nhiều chị em biết dệt thổ cẩm truyền thống.
Các nữ nghệ nhân dệt thổ cẩm làng Pơ Nang. Ảnh: H.T.H
Các nữ nghệ nhân dệt thổ cẩm làng Pơ Nang. Ảnh: H.T.H
Hẹn từ đầu tuần, chị Hồ Thị Viên-Phó Bí thư chi bộ làng, Phó Giám đốc Hợp tác xã Tú An-nhiệt tình tiếp đón chúng tôi. Chị Viên là một người trẻ Bahnar tiên phong chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho bà con trên địa bàn. Sáng ấy, chị Viên đã nhiệt tình kết nối chị em phụ nữ tập trung đến nhà rông để chúng tôi gặp mặt, chuyện trò tìm hiểu về nghề dệt của người Bahnar vùng đất An Khê.
Ngôi nhà rông to đẹp mới được sửa chữa năm 2018. Ở vách ngăn giữa nhà, chị em đã mắc các khung cửi và ngồi dệt. Chúng tôi được “mục sở thị” những thao tác rất tỉ mỉ, khéo léo để tạo ra những tấm thổ cẩm với hoa văn rực rỡ sắc màu cùng nhiều hoa văn chính/phụ đặc trưng của người Bahnar vùng An Khê.
Phụ nữ Bahnar xưa đa số đều biết dệt vải, giờ xã hội phát triển, quần áo tiện dụng bán khắp các chợ, cửa hàng, giá cả phù hợp nên chị em dần ít dệt vải để may trang phục. Vì thế, người dệt ít dần đi, nghề dệt mất dần khắp các buôn làng. Trong nhiều buôn làng giờ chỉ có người tầm tuổi 45-60 tuổi là còn cần mẫn dệt vải và dệt đẹp.
Thành lập từ năm 2017, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm xã Tú An lúc đầu chỉ có 10 chị em, giờ đã có đến hơn 50 thành viên với nhiều thế hệ, lớn tuổi nhất là bà Đinh Thị Lý (80 tuổi), trẻ nhất là em Đinh Thị Voenh (21 tuổi). Những người như bà Đinh Thị Lý, bà Đinh Thị Bích, chị Đinh Thị Hương biết dệt khi 10-13 tuổi nên giờ tay nghề rất thành thục. Họ chuyên chỉ bày cho chị em mới học nghề những cách dệt để đỡ tốn sức mà lại có được tấm vải đẹp, mịn, hoa văn đa dạng, nổi bật, màu sắc hài hòa, bắt mắt. Từ khi khôi phục nghề dệt, tay nghề chị em càng lúc càng khá dần lên, sản phẩm làm đẹp hơn, đa dạng hơn và đã bán được một số sản phẩm tại các sự kiện như: Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018; lễ kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa và Hội hát Cầu huê 2019; Ngày hội Du lịch Kbang lần thứ II-2019... và gần đây nhất là lễ hội Dâu da đỏ Tây Sơn nhị ở xã Cửu An (thị xã An Khê). Chị em còn được cấp ủy, chính quyền quan tâm hỗ trợ 3 chiếc máy may để tiện việc sản xuất các sản phẩm từ thổ cẩm, tổ chức một số đợt tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống. Sau 3 năm thành lập, CLB đã phát triển ổn định, một số chị em bắt đầu nhận được những đơn đặt hàng dệt váy, áo, khăn, túi… từ đó, thu nhập được cải thiện ít nhiều.
Trưa, chúng tôi về nhà chị Viên. Ngôi nhà sàn thấp bé, bữa trưa ấm cúng với mấy món ăn quen thuộc của người Bahnar như: cà đắng, muối ớt lá é giã nhuyễn, cá khô nướng. Nhà có khách, chị làm thêm con gà kho cay. Chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện râm ran. Viên tâm sự, chị đang cùng chị em trồng cà gai leo bằng phương pháp hữu cơ để chế biến, sản xuất trà và các loại dược liệu. Hiện phụ nữ 3 làng Nhoi, Pơ Nang, Hòa Bình đang nhận 4 ha cùng làm, thu nhập chưa nhiều nhưng cao hơn trồng mì. Chị Viên mong sẽ tìm được đầu ra cho sản phẩm dệt truyền thống để chị em làng Pơ Nang có việc làm, có thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình. Nghe chuyện, tôi góp ý với phụ nữ trong làng về cách làm thêm các sản phẩm từ vải dệt truyền thống và các dải hoa văn truyền thống đặc sắc của dân tộc mình như: làm bộ trang sức bông tai, dây cột đầu, vòng cổ, vòng tay, túi đựng điện thoại, móc khóa, khăn trải bàn, tấm lót ly ấm uống nước, tấm trang trí trên tường, khăn quàng cổ, túi đựng laptop, iPad… Chị Viên mừng rỡ bảo trước nay chỉ nghĩ ra vài sản phẩm, giờ được gợi ý nhiều sản phẩm thế này thì các thành viên CLB sẽ bắt tay vào dệt. Tôi cho Viên xem một số mẫu sản phẩm đồ dệt thủ công của các dân tộc K’Ho ở Lâm Đồng; Xê Đăng, Bơ Nâm ở Kon Tum; Ê Đê ở Đak Lak đã và đang dệt bán cho du khách. Chị Viên cứ ồ lên thích thú. Tôi hứa sẽ tìm cho CLB vài đơn hàng để có động lực với nghề và truyền thêm cảm hứng cho các nghệ nhân.
Chia tay nhau, thấy thương thêm một nơi ta đã đến và những người ta đã gặp, mong muốn chị em ở các buôn làng giữ được nghề của bà của mẹ bao đời, mong số hộ nghèo giảm qua từng năm, từng giai đoạn. Để mỗi gia đình, mỗi chị em nơi các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên quê hương Gia Lai no ấm thực sự.
HOÀNG THANH HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.