Những món đồ dùng hàng ngày là ổ chứa dịch bệnh, biết mà cẩn thận phòng tránh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có nhiều đồ đạc trong nhà cực kỳ bẩn mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày nhưng lại không chú ý vệ sinh sạch sẽ, đó là ổ vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Công tắc đèn và tay nắm cửa
Trên bàn tay luôn ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn, công tắc đèn hay tay nắm cửa lại là những vật dụng mà chúng ta thường xuyên chạm tới. Tuy nhiên, rất ít gia đình sử dụng xà phòng hoặc những dung dịch sát trùng để vệ sinh chúng. Vì vậy khi một thành viên bị bệnh virus có thể lưu lại trên tay nắm cửa hoặc công tắc đèn rồi lây cho cả gia đình.
Cốc uống nước
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng chung cốc uống nước với nhau vì vậy nếu trong nhà có người bị cảm cúm hay những bệnh truyền nhiễm khác vô tình sẽ để lại virus và lây bệnh cho những người thân xung quanh. Cách giải quyết là mỗi người nên có một cốc uống nước riêng và thường xuyên vệ sinh chúng.
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Hiệp hội Vi sinh học Hoa Kỳ cho thấy chỉ 39% người rửa tay sau khi ho hoặc hắt hơi. Vi khuẩn lưu lại trên tay bạn và khi bạn sử dụng vòi nước có thể tồn tại đến 24 giờ trên bề mặt vòi. Ảnh minh họa: Internet
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Hiệp hội Vi sinh học Hoa Kỳ cho thấy chỉ 39% người rửa tay sau khi ho hoặc hắt hơi. Vi khuẩn lưu lại trên tay bạn và khi bạn sử dụng vòi nước có thể tồn tại đến 24 giờ trên bề mặt vòi. Ảnh minh họa: Internet
Vòi rửa tay
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Hiệp hội Vi sinh học Hoa Kỳ cho thấy chỉ 39% người rửa tay sau khi ho hoặc hắt hơi. Vi khuẩn lưu lại trên tay bạn và khi bạn sử dụng vòi nước có thể tồn tại đến 24 giờ trên bề mặt vòi.
Bạn có thể khắc phục bằng cách dùng khăn lau hoặc xịt dung dịch vệ sinh lên vòi rửa thường xuyên để diệt vi khuẩn gây hại.
Khăn tay
Một số người có thói quen sử dụng khăn tay khi bị cảm cúm để lau nước mũi hoặc che miệng khi hắt hơi. Mặc dù vi khuẩn không tồn tại được lâu trên bề mặt khô tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng chung khăn tay với người mắc bệnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm.
Tiền
Tiền là thứ không thể thiếu trong cuộc sống nhưng nó cũng được xem là thứ bẩn nhất theo đúng nghĩa đen. Tiền xuất hiện ở nhiều môi trường, được chuyền từ tay người này sang tay người khác. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, một tờ tiền có thể chứa đến 3000 loại vi khuẩn khác nhau gây ra mụn trứng cá, tả, thương hàn... Một số loài vi khuẩn có thể gây ra ngộ độ, viêm loét dạ dày.
Trong các loại tiền, tiền giấy được xem là bẩn nhất vì chúng có thể hút ẩm và lưu giữ vi khuẩn cao.
Do đó, những người thường xuyên tiếp xúc với tiền như thu ngân, nhân viên ngân hàng... nên có thói quen rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, hạn chế đưa tay lên mặt...
Son, kem dưỡng da là những món đồ nên dùng riêng, bởi việc dùng chung có thể dẫn đến nhiễm nấm, phát ban, chàm, vẩy nến và nhiều vấn đề về da khác. Không chia sẻ các sản phẩm làm đẹp của bạn với bất cứ ai để tránh bị các bệnh này. Và tốt nhất bạn cũng nên mua các loại kem dưỡng da đựng trong chai lọ có phần nắp nhỏ, kín tránh vi khuẩn xâm nhập. Ảnh minh họa: Internet
Son, kem dưỡng da là những món đồ nên dùng riêng, bởi việc dùng chung có thể dẫn đến nhiễm nấm, phát ban, chàm, vẩy nến và nhiều vấn đề về da khác. Không chia sẻ các sản phẩm làm đẹp của bạn với bất cứ ai để tránh bị các bệnh này. Và tốt nhất bạn cũng nên mua các loại kem dưỡng da đựng trong chai lọ có phần nắp nhỏ, kín tránh vi khuẩn xâm nhập. Ảnh minh họa: Internet
Lược chải đầu, mũ/ nón
Đây là những vật dụng dễ chứa các loại vi khuẩn, bụi bẩn (như chấy, gàu,…) và dễ dàng lan truyền từ người này sang người khác nếu dùng chung. Vì thế cần để ý người bạn muốn mượn đồ dùng có triệu chúng về bệnh liên quan đến da đầu hay không, hoặc hạn chế sử dụng chung những món đồ này.
Son, kem dưỡng da
Son, kem dưỡng da là những món đồ nên dùng riêng, bởi việc dùng chung có thể dẫn đến nhiễm nấm, phát ban, chàm, vẩy nến và nhiều vấn đề về da khác. Không chia sẻ các sản phẩm làm đẹp của bạn với bất cứ ai để tránh bị các bệnh này. Và tốt nhất bạn cũng nên mua các loại kem dưỡng da đựng trong chai lọ có phần nắp nhỏ, kín tránh vi khuẩn xâm nhập.
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng chung cốc uống nước với nhau vì vậy nếu trong nhà có người bị cảm cúm hay những bệnh truyền nhiễm khác vô tình sẽ để lại virus và lây bệnh cho những người thân xung quanh. Cách giải quyết là mỗi người nên có một cốc uống nước riêng và thường xuyên vệ sinh chúng. Ảnh minh họa: Internet
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng chung cốc uống nước với nhau vì vậy nếu trong nhà có người bị cảm cúm hay những bệnh truyền nhiễm khác vô tình sẽ để lại virus và lây bệnh cho những người thân xung quanh. Cách giải quyết là mỗi người nên có một cốc uống nước riêng và thường xuyên vệ sinh chúng. Ảnh minh họa: Internet
Đồ lót và tất
Một số bộ phận trên cơ thể của mọi người có những vi khuẩn hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn chia sẻ những vật dụng này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu hoặc các bệnh về đường sinh dục.
Còn nếu dùng chung tất lại có thể dẫn đến nấm chân, nhiễm trùng gót chân, ngứa và phát ban. Cho dù chỉ dùng một lần cũng không nên chia sẻ những đồ này.
Bàn chải đánh răng
Chúng ta có thói quen để bàn chải đánh răng của cả gia đình chung một chỗ. Lúc này vi khuẩn gây bệnh sẽ truyền từ bàn chải này sang bàn chải khác nếu trong gia đình có người bị ốm.
Bút
Virus cúm và cảm lạnh có thể tồn tại trên các bề mặt cứng như nhựa trong nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày. Do đó, cây bút viết - đồ vật được cả gia đình sử dụng đều trở thành “điểm nóng” của virus và cần được khử trùng đúng cách.
Chúng ta có thói quen để bàn chải đánh răng của cả gia đình chung một chỗ. Lúc này vi khuẩn gây bệnh sẽ truyền từ bàn chải này sang bàn chải khác nếu trong gia đình có người bị ốm. Ảnh minh họa: Internet
Chúng ta có thói quen để bàn chải đánh răng của cả gia đình chung một chỗ. Lúc này vi khuẩn gây bệnh sẽ truyền từ bàn chải này sang bàn chải khác nếu trong gia đình có người bị ốm. Ảnh minh họa: Internet
Điện thoại di động
Vật dụng quen thuộc này có thể chứa lượng vi khuẩn cao gấp 10 lần so với bồn cầu. Bề mặt của chiếc điện thoại có thể là nơi trú ngụ của khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy...
Do vậy, để bảo vệ chính mình, chúng ta nên hạn chế mang điện thoại vào nhà vệ sinh, thường xuyên vệ sinh điện thoại bằng các loại khăn có thấm dung dịch sát khuẩn...
Dụng cụ làm móng, dao cạo
Khi làm móng cho một người, các vi khuẩn, nấm và virus gây bệnh nếu có lỡ cắt vào da gây chảy máu sẽ bám lại trên dụng cụ. Vì thế, nếu không được vệ sinh cẩn thận thì nguy cơ gây bệnh cho người khác khi dùng chung bộ làm móng là rất cao. Bạn có biết đây là một trong những con đường lây lan các bệnh như viêm gan siêu vi C, nhiễm trùng tụ cầu khuẩn và tất cả các loại mụn cóc…
Bên cạnh đó, những vật dụng sắc cạnh có thể gây tổn thương trên da người dùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh trú ngụ trên lưỡi dao và truyền qua người khác theo đường trao đổi máu. Do đó, cần tránh dùng chung dao cạo.
Theo HÒA THUẬN (TỔNG HỢP/TPO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.