Những địa điểm nhất định phải check-in khi đến Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Buôn Ma Thuột nổi tiếng là thành phố cà phê, nắng gió và sương mù. Dưới đây là những địa điểm nhất định bạn phải check-in khi đến đây.
 
 
 
 
 
Một trong những địa điểm check-in du khách không thể bỏ qua là Bảo tàng thế giới cà phê. Công trình thu hút du khách bởi thiết kế hiện đại kết hợp nét văn hóa bản địa đặc sắc. Du khách sẽ dễ dàng nhận thấy qua các chi tiết kiến trúc nhà rông Tây Nguyên. Không gian bên trong rộng lớn, hiện đại và ánh sáng thuận lợi cho các bức hình sống ảo. Ở đây có nhiều khu cho du khách khám phá như khu trưng bày bảo tàng, khu triển lãm, khu thư viện ánh sáng, không gian thưởng lãm cà phê... Ảnh: Sophie1608, Hngoc24.8, Phuong_ta, Vichi.lam.
 
 
 
 
Buôn Đôn: Nếu bạn muốn không gian mộc mạc, hoang sơ, đậm chất núi rừng, Buôn Đôn là địa điểm thích hợp. Đến đây, du khách không chỉ hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của người Tây Nguyên mà còn được trải nghiệm cuộc sống, thăm vườn quốc gia Yok Dôn với khu bảo tồn động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, đến với Buôn Đôn, du khách có thể tham quan ngắm cảnh trên thuyền độc mộc để thưởng ngoạn con sông Serepôk huyền thoại. Ảnh: Huaan_99, Ntmthi, Dungmoon2996, _Shinnae.
 
 
 
 
 
Cụm thác Dray Sap: Cách trung tâm thành phố 25 km theo quốc lộ 14 là cụm 3 thác trên con sông Serepok nổi tiếng: Gia Long - Dray Nur - Dray Sap. Đây là một ngọn thác hùng vĩ, được thiên nhiên ban tặng. Thời điểm hoàn hảo nhất để thưởng thức vẻ đẹp đó là từ tháng 12 đến tháng 3. Lúc này, thác chảy xiết, tung bọt trắng xóa rất đẹp. Ảnh: K.h.i.n, C.u.t.o.i, _Ishuy, Trang.anhhhhhh.
 
 
 
 
Hồ Lắk: Đây là hồ nước ngọt lớn thứ 2 ở Việt Nam, sau hồ Ba Bể, với diện tích khoảng 12.000 ha, nằm ở độ cao 500 m so với mực nước biển. Hồ Lắk vừa mang vẻ đẹp hùng vĩ mênh mang đất trời, vừa có vẻ quyến rũ mềm mại. Nước trong hồ trong xanh đến tận đáy, mềm mại tô điểm thêm cho vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Ảnh: Amaminokurosuke, Ddhuyen, Hngoc24.8, Ngachen.
 
 
 
 
 
Hồ Ea Kao: Đây là hồ nước ngọt nhân tạo lớn, nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 12 km về hướng Đông Nam. Là công trình thủy lợi vận hành từ năm 1983 nhưng đến nay, không gian hồ Ea Kao vẫn mang đậm nét hoang sơ. Dưới lòng hồ là hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài cá, tôm nước ngọt. Xung quanh hồ là những dãy núi đồi trập trùng cùng hệ thực vật phong phú với những cánh rừng còn nhiều cây cổ thụ. Ảnh: Kimtrinh, Minhphu0511, Maitran2812, Tuaansddoox.
 
 
 
Núi đá voi Yang Tao: Nằm ở huyện Lắk, xã Yang Tao, đây là cặp đá voi Cha và voi Mẹ sừng sững, uốn lượn giữa núi rừng. Với những bạn đam mê chinh phục, thích khám phá những điều mới mẻ, đây chính là điểm tham quan lý tưởng. Cảm giác leo lên dốc đá dài hơn 200 m, độ cao 30 m với độ dốc thoai thoải lộng gió, thoáng đãng sẽ mang lại những trải nghiệm tuyệt vời. Hơn nữa, từ đây, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng các thắng cảnh đẹp xung quanh như hồ Yang Reh và dãy Chư Yang Sin... Ảnh: Giabaophan.r, Tammyvu95.
Theo Thu Phương (Zing/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.