Những dấu mốc quan trọng nhất cuộc đời Hồ Chủ tịch qua ảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đang giới thiệu một triển lãm khắc họa chân dung tổng thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh - một con người, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa.

 

Bác Hồ ở Chiến khu Việt Bắc, 1951
Bác Hồ ở Chiến khu Việt Bắc, 1951



Ông Đỗ Hoàng Linh, Phó giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội), vui mừng vì triển lãm nhân 130 năm ngày sinh Bác Hồ có thêm tư liệu mới. “Chúng tôi có những tư liệu ảnh mới hoàn toàn từ 2 nguồn. Cục Văn thư lưu trữ nhà nước cung cấp những tư liệu của mật thám Pháp trong quá trình theo dõi Bác Hồ ở Pháp. Một số tư liệu khác trong kháng chiến ở Việt Bắc từ người quay phim”, ông Linh nói. Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản và nhân dân VN, Đại sứ hòa bình và hữu nghị của nhân dân thế giới vừa khai mạc sáng 6.5.

 

Chân dung mới công bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chân dung mới công bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh




Với 250 tư liệu ảnh, triển lãm được chia làm 5 phần. Phần 1: Từ người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đến chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc trong phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa. Phần 2: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Đảng Cộng sản VN và lãnh đạo tổng khởi nghĩa, khai sinh nước VN Dân chủ cộng hòa. Phần 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ nhà nước dân chủ nhân dân non trẻ, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân. Phần 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện miền Nam, đấu tranh thống nhất. Phần 5: Kế thừa và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh.

 

Hồ sơ Nguyễn Tất Thành do Sở Mật thám lập - Ảnh: tư liệu
Hồ sơ Nguyễn Tất Thành do Sở Mật thám lập - Ảnh: tư liệu



Ông Đỗ Hoàng Linh cho biết triển lãm có những dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Đây là những khắc họa chân dung tổng thể về một con người, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa. Tất cả mọi mặt đời sống đều có thể thấy, từ lời nói, việc làm... đều thể hiện Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hoàn toàn cống hiến vì dân tộc”.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp bàn việc mở Chiến dịch Điện Biên Phủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp bàn việc mở Chiến dịch Điện Biên Phủ



Ở trưng bày, vì thế, có những hình ảnh gia đình của Bác Hồ: cha, mẹ và anh, chị gái. Cả bà Nguyễn Thị Thanh (chị gái) và ông Nguyễn Sinh Khiêm (anh trai) đều là những nhà yêu nước chống Pháp đã nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam và theo dõi. Cũng có cả hình ảnh trường xưa Bác theo học là Quốc học Huế và Trường Dục Thanh, nơi Người dạy học. Con đường học tập của Bác cũng trải dài theo những tư liệu ảnh. “Chúng tôi giới thiệu cả những tư liệu về việc học tập của Bác thời gian ở Liên Xô”, ông Linh nói. Đó là giấy xác nhận thành phần nghiên cứu sinh của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, năm học 1937 - 1938. Trong đó, người có số thứ tự 5 là Lin (Nguyễn Ái Quốc).

Chùm hình ảnh Bác Hồ ở Việt Bắc, theo ông Linh, chính là những tư liệu mới được công bố. Trong đó, có ảnh Bác Hồ với các cháu thiếu nhi ở Chiến khu Việt Bắc năm 1953. Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một bệnh viện dã chiến ở Chiến khu Việt Bắc năm 1954, và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo bàn việc mở Chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 12.1953. Những tư liệu này đều chụp từ phim, chứ chưa bao giờ có ảnh.


 

Theo Ngữ Yên (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.