Những câu chuyện về Bác qua ghi chép từ người thật việc thật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2020), NXB Kim Đồng ra mắt ấn phẩm mới Suốt đời học Bác.

 

 Loạt ấn phẩm về Bác Hồ của NXB Kim Đồng - Ảnh: NXB
Loạt ấn phẩm về Bác Hồ của NXB Kim Đồng - Ảnh: NXB



Cuốn sách giới thiệu 16 câu chuyện về Bác qua ghi chép của nhà báo Kiều Mai Sơn từ lời kể “người thật việc thật”, với những phát hiện và góc nhìn mới.

Trong tập sách này, người đọc được trở lại Cao Bằng, lắng nghe hoài niệm về thời kỳ gian khó, hiểm nguy - những ngày đầu khi Bác trở về Tổ quốc, qua lời kể của cụ Hoàng Thị Đào, dân tộc Tày, ở H.Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (Người bảo vệ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc); hòa cùng không khí tưng bừng, trang nghiêm của buổi lễ Tuyên ngôn độc lập, đồng cảm với người thanh niên Hà Nội về niềm tôn kính Bác, về lý tưởng được cống hiến cho sự nghiệp kháng chiến bảo vệ thủ đô và xây dựng đất nước của đại tá Nguyễn Xuân Lương (Học Bác suốt đời); cảm phục tài dân vận của Bác trong công cuộc kêu gọi trí thức ở nước ngoài về phụng sự Tổ quốc (Từ sức hấp dẫn lôi cuốn kỳ diệu của Bác Hồ, Người trí thức dấn thân) hay khả năng thấu hiểu nỗi khổ của người lao động nghèo, khiến họ yên tâm bày tỏ tâm tư bằng sự giản dị, hòa mình vào cuộc sống của người dân (Bác Hồ với ngư dân Sầm Sơn)...

Dịp này, NXB Kim Đồng cũng tái bản một loạt ấn phẩm: Nhật ký trong tù (bản dịch trọn vẹn của Viện Văn học), tiểu thuyết Búp sen xanh (của nhà văn Sơn Tùng), truyện tranh Từ làng Sen (lời của nhà văn Sơn Tùng, tranh minh họa của họa sĩ Lê Lam) và tập chuyện kể Bác Hồ kính yêu.


 

Theo Thiên Anh (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.