Những bức ảnh người Việt xưa nhất chụp gần 2 thế kỷ trước

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo ông Bennett, bức ảnh đầu tiên chụp người Việt Nam do nhiếp ảnh gia Fedor Jagor thực hiện năm 1857 ở Singapore. Những người Việt này có thể sinh sống ở địa phương hoặc là thương nhân.
Bức ảnh chụp một chức sắc địa phương ở Sài Gòn trên tàu Catinat, năm 1859 (chú thích gốc: “Ton Kin Sing Saygon Cochinchine. Catinat 1859”), in albumen, Berranger - Ảnh trong bộ sưu tập của Terry Bennett
Bức ảnh chụp một chức sắc địa phương ở Sài Gòn trên tàu Catinat, năm 1859 (chú thích gốc: “Ton Kin Sing Saygon Cochinchine. Catinat 1859”), in albumen, Berranger - Ảnh trong bộ sưu tập của Terry Bennett
Tối 27-12, nhà nghiên cứu Terry Bennett đã có buổi nói chuyện ở TP.HCM về nhiếp ảnh thời kỳ đầu tại Việt Nam. Ông Terry Bennett là sử gia người Anh chuyên nghiên cứu về nhiếp ảnh ở các nước Viễn Đông, đặc biệt là Trung Quốc.
Nhiều người đã biết đến bộ ảnh chụp sứ đoàn Phan Thanh Giản ở Pháp năm 1863. Bộ ảnh này chủ yếu được hai nhiếp ảnh gia Potteau và Disderi thực hiện.
Tuy nhiên, có một số ảnh chụp người Việt từ trước năm 1863. Theo ông Bennett, bức ảnh đầu tiên chụp người Việt Nam do nhiếp ảnh gia Fedor Jagor thực hiện năm 1857 ở Singapore. Những người Việt này có thể sinh sống ở địa phương hoặc là thương nhân.
Một số bức ảnh khác được chụp ở Đà Nẵng và Sài Gòn trong những năm 1858 - 1859 bởi Paul-Emile Berranger. Năm 1858, một lực lượng viễn chinh hỗn hợp Pháp - Tây Ban Nha với nhiều chiến thuyền tấn công Đà Nẵng để trừng phạt việc triều đình nhà Nguyễn xử tử một số nhà truyền giáo phương Tây.
Berranger là thuyền trưởng một trong số những chiến thuyền, đồng thời cũng là nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Hơn 20 bức ảnh lực lượng viễn chinh này được chụp ở bãi biển Đà Nẵng vào cuối năm 1858. Bộ ảnh được lưu trữ tại Nhà trưng bày quốc gia Úc ở Canberra. Theo tìm hiểu của ông Bennett, bộ ảnh này có thể do chính Berranger thực hiện.
Sau đó, lực lượng viễn chinh nói trên tấn công chiếm Sài Gòn vào tháng 2-1859. Có hai bức ảnh chụp vào thời gian này. Một chụp sông Sài Gòn, bức còn lại chụp một chức sắc địa phương.
Cả hai được chú thích ở Catinat năm 1859. Theo ông Bennett, Catinat cũng chính là tên chiến thuyền do Berranger làm thuyền trưởng. Nếu các bức ảnh đó chụp trên chiến thuyền Catinat thì tác giả là Berranger.
Như vậy, ông Berranger đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam, vì những bức ảnh trên là ảnh giấy albumen sớm nhất chụp một người Việt ở Việt Nam, cảnh Sài Gòn và cảnh Việt Nam.
Tuy nhiên, những bức ảnh sớm nhất đã được chụp ở Việt Nam từ năm 1845 bởi Jules Itier. Ông là trưởng phái đoàn giao thương của Pháp đến Trung Quốc và khu vực Thái Bình Dương vào năm 1843. Itier du hành qua nhiều nước trước khi đến Đà Nẵng vào tháng 5-1845 trên chiến thuyền Alcmène.
Tại đây, Itier đã chụp hai bức ảnh daguerreotype. Một bức chụp đồn Non Nay trên một ngọn đồi, bức còn lại chụp cảnh vịnh Đà Nẵng với chiếc Alcmène đang chuẩn bị rời đi.
 
Terry Bennett đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về nhiếp ảnh thời kỳ đầu ở Việt Nam. Ban đầu ông không có ý định làm, nhưng chuyến thăm Việt Nam vào năm 2012 - 2013 đã gây ấn tượng mạnh với ông về con người, văn hóa và kiến trúc Việt Nam.
Sau đó, Bennett quyết định tìm hiểu và thấy chưa có nhiều người viết về chủ đề này bằng tiếng Anh. Ông nghiên cứu chủ yếu từ các nguồn lưu trữ ở Pháp. Theo ông, thách thức lớn nhất chính là xác định tác giả các bức ảnh vô danh bằng cách tra cứu và đối chiếu nhiều nguồn thông tin.
Theo ĐA VI (TTO)
Sau đó, Bennett quyết định tìm hiểu và thấy chưa có nhiều người viết về chủ đề này bằng tiếng Anh. Ông nghiên cứu chủ yếu từ các nguồn lưu trữ ở Pháp. Theo ông, thách thức lớn nhất chính là xác định tác giả các bức ảnh vô danh bằng cách tra cứu và đối chiếu nhiều nguồn thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.