Nhóm chuyên gia WHO bắt đầu "vén màn sự thật" tại Vũ Hán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Một nhóm chuyên gia do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu hôm 30-1 đến thăm một bệnh viện ở TP Vũ Hán - Trung Quốc.

TP Vũ Hán được xem là nơi bùng phát đại dịch Covid-19, sau đó lan ra toàn thế giới. Theo Reuters, vào ngày thứ hai sau 2 tuần bị cách ly, nhóm chuyên gia của WHO đã tới bệnh viện Kim Ngân Đàm, nơi thu thập các mẫu bệnh phẩm từ những bệnh nhân đầu tiên bị viêm phổi không rõ nguyên nhân hồi cuối năm 2019.

"Đây là cơ hội quý giá khi được nói chuyện trực tiếp với các bác sĩ có mặt tại thời điểm quan trọng của cuộc chiến chống lại Covid-19" - thành viên nhóm chuyên gia Peter Daszak viết trên mạng xã hội Twitter.

 

 
 Nhóm chuyên gia của WHO tới bệnh viện Kim Ngân Đàm hôm 30-1. Ảnh: Reuters
Nhóm chuyên gia của WHO tới bệnh viện Kim Ngân Đàm hôm 30-1. Ảnh: Reuters

Khi rời bệnh viện, cả nhóm không trả lời truyền thông. Một thành viên khác, Marion Koopmans, viết: "Vừa trở về sau chuyến thăm tại bệnh viện Kim Ngân Đàm, nơi chuyên về bệnh truyền nhiễm và được chỉ định điều trị những ca bệnh Covid-19 đầu tiên ở TP Vũ Hán. Những câu chuyện khá giống với những gì tôi đã nghe từ các bác sĩ hồi sức tích cực của chúng tôi".

Lịch trình của nhóm chuyên gia chưa được công bố nhưng WHO cho biết họ lên kế hoạch đến thăm chợ hải sản ở tâm dịch cũng như Viện Virus học Vũ Hán. Một giả thuyết bị Trung Quốc bác bỏ là virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm của chính phủ nước này.

Chiều 30-1, nhóm chuyên gia tới một trung tâm triển lãm ghi lại nỗ lực chống dịch ở TP Vũ Hán, bao gồm 76 ngày bị phong toả khiến 11 triệu cư dân bị ảnh hưởng.

Nhóm chuyên gia của WHO muốn đến TP Vũ Hán từ lâu nhưng chính phủ Trung Quốc trì hoãn chuyến đi của họ, làm cho lãnh đạo WHO buông lời chỉ trích công khai.

Bắc Kinh tuyên bố virus SARS-CoV-2 tồn tại ở nước ngoài trước khi được phát hiện ở TP Vũ Hán. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin virus này xuất hiện trên bao bì thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, trong khi một số tài liệu khoa học cho biết nó "lây lan ở châu Âu từ năm 2019".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ám chỉ việc quân đội Mỹ bất ngờ đóng cửa phòng thí nghiệm tại Fort Detrick, bang Maryland vào tháng 7-2019 có liên quan tới đại dịch.

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).