Nhớ người đàn bà khan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là một đêm mưa lạnh. Mưa như rây bột trắng cả bờ cây ngọn cỏ. Huyện Kông Chro (Gia Lai) mới thành lập. Cái thị trấn thường ngày vốn đã heo hút, ngày cuối tuần lại càng heo hút thêm. Buồn quá, tôi và anh bạn quyết định phải vào làng Pyang kiếm cái gì về nhậu… Chưa tới 8 giờ mà sao làng vắng ngắt. Chẳng gặp một ai trên đường đã đành, cũng chẳng thấy nhà nào sáng đèn để hỏi. Đã toan quay về, tôi chợt nghe thoảng trong gió tiếng ai lúc bổng như ngâm, lúc trầm như hát. Cái ma mị của chất giọng khiến tôi không cưỡng nổi sự tò mò. Tìm tới nơi hóa ra là một đám kể khan…
Trong ngôi nhà sàn nhỏ, dưới ánh sáng của bếp lửa hắt hiu, hàng chục con người-kẻ trèo lên đống bắp, người dựa chân cầu thang, nghe như uống lấy từng lời mặc cho cái lạnh ướp vào da thịt… Khan thì tôi đã biết, từng nghe. Cái lạ ở đây người kể không phải đàn ông như tất cả các đám khan tôi thường thấy mà là một phụ nữ! Đàn bà cũng dám làm cái việc “Yàng cho” ư? Sự lạ này khiến tôi quyết mai phải đến bà tìm cho ra lẽ…
Sau này, tôi được biết ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, Gia Lai) cũng có đàn bà biết khan, tức bà Tiếp không phải người duy nhất.
Sau này, tôi được biết ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, Gia Lai) cũng có đàn bà biết khan, tức bà Tiếp không phải người duy nhất. (ảnh internet)
Không chập chờn ảo giác hình hài sau ánh lửa; không ma mị trong mỗi giọng ngâm, bà chỉ là người phụ nữ Bahnar bình dị như tôi vẫn gặp với cái tên Đinh Tiếp. Làng Pyang là quê chồng, còn nơi bà được sinh ra là làng Măng. Làng Măng xưa có nhiều người biết khan. Thời đó làng nào có nhiều người biết khan và khan hay, làng đó được trọng. Trong dòng họ của bà Tiếp lúc đó có một bà cô tên Dun. Bà Dun biết khan nhưng chỉ lén kể cho con cháu trong nhà nghe chơi thôi. Thấy đứa cháu gái còn thấp hơn gốc cây cụt ngoài rẫy, tóc vàng như râu bắp mà nghe khan quên cả ăn uống; rảnh một chút là cứ xán lại đòi kể khan, bà Dun nghĩ có lẽ nó là người phụ nữ đầu tiên bị “Yàng bắt” chăng. Vậy là bà chỉ cho.
Được người cô chỉ dạy nên mới 12 tuổi, bà Tiếp đã có chiếu khan riêng của mình-ấy là đám con nít trong làng. Chúng theo bà còn đông hơn người khan giỏi nhất làng lúc đó. Thấy vậy, ông Xã đội trưởng một hôm tìm đến, bảo: “Mày hát hay, biết khan, vào du kích đi. Vào du kích thì mày chỉ làm văn nghệ phục vụ chiến đấu thôi…”. Ông Xã đội trưởng biết người thật giỏi. Bà Tiếp làm được nhiều việc lắm: khan, hát cho du kích, bộ đội nghe để hăng đánh giặc; bà con nghe để siêng sản xuất. Một tối, hết khan mà vẫn có người ngồi lại chưa muốn về, nhận ra không phải thanh niên trong làng, Tiếp đến hỏi. Anh nói mình là bộ đội, tên Lơn ở làng Pyang. Anh cũng biết khan ít ít, nghe nói Tiếp là con gái mà giỏi Khan nên muốn làm quen… Chất thêm củi vào bếp, hai người ngồi nói chuyện. Tiếp thấy mình hôm nay lạ quá. Lơn hỏi cái gì cũng không đáp cho thẳng được, cứ như cái lưỡi bị ai làm cho ngắn lại; còn con mắt thì chỉ biết nhìn mỗi bếp lửa, không dám ngó đi đâu…
Những năm chống Mỹ, Kông Chro bom đạn ác liệt lắm nhưng đám cưới Lơn-Tiếp vẫn vui. Già làng nói: “Pyang được một cô dâu mà làng khác không có. Để hả bụng mừng, làng chỉ muốn tối nay cô dâu cho no một bữa khan thôi!”. Ai cũng vỗ tay reo hò. Vậy là Tiếp phải vào chiếu khan. Đêm tân hôn chú rể và cô dâu cùng thức trắng với dân làng… Chưa ai thấy đám cưới nào khác lạ mà vui như thế.
Sau quãng thời gian chiến tranh sôi động, năm 1974, vợ chồng bà Tiếp về ở hẳn làng Pyang. Rồi những đứa con lần lượt ra đời. 9 đứa tất cả nhưng cuối cùng chỉ còn lại 5. Ông Lơn bị bệnh chết. Căn nhà đang ở là nhờ Nhà nước giúp cho; hai đứa con đang đi học Nhà nước cũng nuôi cho, thế mà nghèo gần như nhất làng… Của nả cha mẹ chia bị chiến tranh làm rơi rụng hết; bao chuyện vui, chuyện buồn cũng rơi rụng hết, vậy mà riêng 12  khan thì vẫn còn nguyên vẹn. Trong đó khan dài nhất phải kể 2 đêm mới hết. Sắp đến 70 mùa rẫy rồi, bà Tiếp chẳng nhớ đã bao nhiêu đêm mình ngồi vào chiếu khan. Khan cho làng nghe chung thì chẳng nói, nhưng nhà ai có việc vui riêng mời đến thì cũng chỉ được uống rượu say rồi về. Xưa cũng thế mà nay cũng thế thôi…
Tôi không phải là người sưu tầm văn hóa dân gian nên không hiểu giá trị đích thực của những khan bà kể. Tuy nhiên “tín ngưỡng” của dân làng đối với những đêm khan của bà có lẽ cũng đã là sự đảm bảo bằng vàng… Sau này, tôi được biết ở xã Sơn Lang (huyện Kbang) cũng có đàn bà biết khan, tức bà Tiếp không phải người duy nhất. Dù vậy thì đàn bà biết khan cũng vô cùng hiếm. Có người cho rằng trong xã hội cổ truyền Bahnar, đàn bà được quyền “bình đẳng” hơn các dân tộc khác. Minh chứng là họ vẫn được đánh chiêng, kể khan-những việc mà các dân tộc khác chỉ có đàn ông mới được làm. Có lẽ... Thế nhưng những người đàn bà biết kể khan như bà Tiếp bây giờ chẳng còn ai, và việc kế thừa “truyền thống bình đẳng” này thì tôi vẫn chưa thấy trong lớp trẻ. Nghệ nhân khan có lẽ là diễn viên của loại hình sân khấu cổ sơ nhất của con người. Họ sinh cùng với khan và phải chăng sẽ cùng với khan một đi không trở lại?
 NGỌC TẤN

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).