Nhớ mùa ong vò vẽ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hàng năm, cứ vào tháng 6, tháng 7 Âm lịch là đến mùa bắt ong vò vẽ. Ong bắt về được chế biến các món dân dã như gỏi, nấu cháo... Nếu ai từng ăn thì nhớ cả đời.
Hồi trước, ở quê tôi có rất nhiều ong vò vẽ. Hàng ngày đi chăn bò, làm rẫy, nếu phát hiện tổ ong, anh em tôi chờ cho tổ lớn to bằng cái thúng, có nhiều nhộng sẽ tổ chức bắt ong đem về chế biến món ăn.
Kinh nghiệm bắt ong là đợi bóng đêm xuống và phải là đêm không trăng. Vì nếu có trăng thì tổ ong sẽ không còn nhiều con non. Không khí đi bắt ong thật hồi hợp, nín thở. Chờ đàn ong chui hết vào trong tổ là lúc an toàn để bắt. Người đi bắt ong thường dùng áo mưa, các dụng cụ trùm kín mặt, găng tay... để tránh bị ong đốt và mang theo một cây đuốc. Sau khi tìm một chỗ đứng cẩn thận để khỏi bị ngã thì đốt đuốc rọi, cố gắng đưa ngọn lửa vào đúng vị trí miệng tổ ong và giữ nguyên ở đó. Khi thấy có lửa, tất cả ong trưởng thành đều bay túa ra miệng tổ và bị ngọn lửa thiêu chết hoặc cháy cánh rớt ngay xuống đất. Có một kinh nghiệm mới hiện nay được nhiều người chia sẻ trên Youtube là dùng lá mì vò nát thành từng cục nhỏ nhét vừa vào miệng tổ ong để ong không thể bay ra. Sau một thời gian, ong sẽ bị say, chết ngất. Khi đó, người ta thoải mái lấy ong non, còn ong già hồi lâu mới tỉnh lại.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Việc chế biến món ăn từ ong vò vẽ cũng rất đơn giản và nhanh gọn. Lấy nhộng nhúng vào nước sôi cho săn lại, rút bỏ chất bẩn màu đen trong ruột rồi thả vào nước muối pha loãng, rửa sạch, để ráo nước. Ong thường được chế biến 2 món cơ bản là nấu cháo và gỏi trộn. Ong già thì ngâm rượu. Để làm món cháo ong, đầu tiên là bắc chảo dầu lên bếp, khử tỏi cho thơm. Khi thấy tỏi vàng thì trút hết ong non và trứng vào đảo cho chín vàng. Đem chảo ong này trút vào nồi cháo đang sôi, khuấy đều, nêm bột ngọt, nước mắm, tiêu và hành lá xắt nhỏ. Còn món gỏi ong thì chuẩn bị măng tre non đem bằm nhỏ, luộc với chút muối rồi trộn với mắm, muối. Nhộng sau khi đảo dầu cùng gia vị đem trộn với măng luộc sẵn cùng ít khế, chuối chát, ngò, đậu phộng. Món gỏi ong đậm đà không thể thiếu cơm dừa bào sợi.
Thưởng thức món ong vò vẽ thường phải kèm rượu Bàu Đá mới ngon. Đầu tiên nên dùng trước món gỏi ong. Lấy miếng bánh tráng nước dừa xúc một ít gỏi từ tốn nhai, âm thanh trong miệng kêu “bụp, bụp”, đó là lúc nhộng ong vò vẽ bể ra, chất béo, ngọt, bùi hòa quyện cùng vị chát của chuối, chua của khế, thơm của ngò, ngọt, béo của đậu phộng, dừa. Khi đó, nhấp một ly rượu Bàu Đá, “khà” một tiếng rất đã. Sau khi ăn món gỏi thì dùng kèm món cháo ong để “chữa cháy”. Húp một miếng cháo và nhai nhộng ong “lụp bụp”, béo ngậy sẽ làm cho vị rượu đế như được giải.
NHÂN KIỆT

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.