Nhớ món đậu rồng thời kháng chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày nay, các nhà chuyên môn khuyến cáo mọi người nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo, mà nên tăng cường ăn rau, củ, quả. Đây là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, thậm chí còn được cho là có thể giúp phòng ngừa bệnh ung thư. Thế nhưng trong thời kỳ kháng chiến, có được một bữa “cơm có thịt” là ước mơ của những người lính chúng tôi. Còn thực phẩm thường ngày trong bữa ăn “thức độn nhiều hơn cơm” của chúng tôi chủ yếu là rau, củ từ rừng và nương rẫy mà đơn vị tăng gia sản xuất được hoặc mua, đổi của bà con dân tộc thiểu số vùng căn cứ.
Ngoài các loại rau rừng như cải tàu bay, rau dớn, lá “bột ngọt”, lá mì gòn, măng le... thì còn có một loại quả được gọi là đậu rồng. Đậu rồng được bà con dân tộc thiểu số trồng quanh các rẫy lúa, trên các đống tro tàn sau dọn đốt rẫy khi hết mùa thu hoạch lúa theo lối canh tác độc canh, du canh. Cây đậu rồng vốn sống rất bền, từ hạt khô của vụ trước bong ra, chúng có thể mọc hoang khắp nơi trong những rẫy cũ. Đây là nguồn thực phẩm rất dồi dào để các anh chị nuôi quân chế biến phục vụ cho cán bộ, chiến sĩ những bữa cơm. Nhưng dù khéo tay chế biến cỡ nào thì mọi người cũng ngán vì phải ăn một loại rau suốt nhiều ngày. Ở Huyện ủy K8 (huyện An Khê cũ) trước những năm 1970 có chị Cẩn nuôi quân, không khéo tay lắm nhưng được cái chị rất tích cực trong việc tìm kiếm các loại rau có sẵn trong rừng, trên rẫy cũ của đồng bào Bahnar trong vùng căn cứ. Đậu rồng là một trong những loại rau chị hay tìm về, có lúc chị “thu hoạch” hàng gùi to, cả lá, quả non, hạt khô không bỏ một thứ nào.
 Cây đậu rồng. Ảnh: internet
Cây đậu rồng. Ảnh: internet
Quả đậu rồng rất dễ chế biến, từ luộc, xào, nấu canh, ăn sống... Với tôi, đậu rồng ăn sống là nỗi sợ hãi, nhưng với chú Bốn Đỗ (Nguyễn Xuân Đỗ) khi ấy là Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy trực thì đậu rồng sống luôn là món khoái khẩu. Lúc đó, tôi nhớ ở quê mình-cũng là quê của chú Bốn Đỗ không thấy ai trồng loại đậu này, nhưng chú Bốn rất sành các cách ăn quả đậu rồng. Ông bảo, ước gì có được tí mắm nêm, mắm cái, mắm ruột mà chấm với đậu rồng thì tuyệt biết mấy. Với hạt đậu rồng khô, chú cũng bảo, nếu có ít đường, sữa mà nấu chè thì đó là loại chất bổ dưỡng chẳng gì sánh bằng... Nhưng mọi sự ước của chú cũng chỉ là ước thôi.
Hồi đó, những năm trước 1975, ở Huyện ủy K8 có lãnh đạo lớn hơn anh chị em chúng tôi nhiều năm cả về tuổi đời và thâm niên làm cách mạng. Tuổi họ tương đương nhau nhưng mỗi người một tính: chú Bốn Đỗ trầm lặng, ít nói, không nổi nóng bao giờ, trong bất cứ trường hợp nào; ngược lại, chú Hồ Ngọc Năm thì tính như... Trương Phi. Với cương vị Bí thư Huyện ủy kiêm Chính trị viên Huyện đội K8, chú Năm rất sâu sát và am hiểu tình hình địa phương. Khi tình hình căng thẳng, chú Năm chú tâm mảng quân sự hơn, nhiều trận phục kích, diệt tề, đột nhập vào ấp chiến lược, chú Năm trực tiếp chỉ huy; công việc phía Dân chính Đảng do chú Bốn Đỗ xử lý. Chú Năm kể, 2 người như anh em ruột thịt. Một người ở Phù Mỹ, một người ở Hoài Nhơn, nhưng khi tập kết ra miền Bắc năm 1954 lại cùng ở chung một chỗ và từ đó thân nhau, cùng nhau xung phong trở lại miền Nam chiến đấu từ tháng 7-1962. May mắn là cả 2 lại được phân công về công tác cùng một chỗ-K8.
Và, cũng ngược lại với chú Bốn Đỗ, chú Năm rất ghét món đậu rồng, dù chế biến theo kiểu gì thì ông cũng chẳng hề đụng đũa. Có một bữa, tôi đi với chú trong một chuyến công tác ra phía trước. Trưa hôm ấy, mở nắp ăng-gô ra và nhìn thấy có mỗi món đậu rồng luộc với gói muối mè, chú tỏ ý khó chịu. Sau đó, chú bảo mình sẽ làm nhiệm vụ cảnh giới, còn tôi đi tìm chút rau gì tươi tươi ở con suối gần đó để 2 chú cháu... cải thiện. Chú Năm vừa dứt lời, tôi nghe có tiếng một con gà rừng gáy cách đấy không xa. Tôi xách khẩu AK47 báng gấp đi theo hướng có tiếng gáy. Lát sau quay về chỗ chú, hiểu tính ông, tôi giấu con gà phía sau lưng và nhẹ nhàng bước tới trước mặt... “Mầy biết một viên đạn đưa từ miền Bắc vào đến đây tốn biết bao công sức, cả máu xương của đồng bào, đồng chí không, không thể nổ súng bừa bãi như thế được, về nhà sẽ kiểm điểm!”. Khi thấy con gà trên tay tôi, ông nhẹ giọng bảo: “Thôi, lỡ rồi...”.
Chú Bốn Đỗ lại khác, muốn “sai” chúng tôi làm công việc gì đấy, ông luôn tìm lời nhỏ nhẹ động viên, có một lần ông hứa: “Đứa nào sau đợt công tác này hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mai kia hòa bình chú sẽ... sẽ gả con gái chú cho. Con gái chú đẹp lắm đấy”-sau lời hứa như... đinh đóng cột ấy, tôi chợt thấy mắt ông đượm buồn. Tôi biết, khi đó con gái chú cùng thím đang trong lao tù của giặc tận ngoài Côn Đảo xa xôi. Ở đó họ ngày đêm như “cá trên thớt, như chim trong lồng”, chịu bao đòn roi tra khảo tàn bạo của kẻ thù!
Bây giờ thì cả chú Nguyễn Xuân Đỗ và chú Hồ Ngọc Năm đều đã ra đi vĩnh viễn bởi tuổi già và những căn bệnh hiểm nghèo do hậu quả của chiến tranh để lại... Mỗi khi nhớ về quá khứ, về các chú Nguyễn Xuân Đỗ, Hồ Ngọc Năm, về bao đồng đội, đồng chí thuở trước và những bữa cơm ở rừng, những món thực phẩm như món đậu rồng của một thời gian khổ, ác liệt, tôi thấy mắt mình cứ cay cay, tim mình như thắt lại... Giờ thì món rau đậu rồng được coi là đặc sản trong các nhà hàng hạng sang ở nhiều đô thị và người ta đã trồng nó theo hướng đại trà, biến chúng thành hàng hóa có giá trị khá cao, đáp ứng một phần nhu cầu “ăn rau để phòng, trị bệnh”!
ĐOÀN MINH PHỤNG

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...