Nhớ cội mai già

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cơn gió đầu đông tràn về mang theo cái lạnh heo hắt. Gió rũ đám lá vàng, gió mơn mơn đám cỏ vừa lún phún sau đợt mưa dài kèm giá rét.

Minh họa: VĂN TIN
Minh họa: VĂN TIN


Cội mai già trước sân vẫn hiên ngang xống áo, vẫn sừng sững đất trời mặc gió mặc mưa. Năm nay đông đến sớm hơn mọi khi.

Vừa nhổ cỏ cho mấy luống cải, mẹ vừa càm ràm, ba mi coi năm ni răng, chớ năm mô cũng biểu ráng. Ráng miết mà có thay đổi được chi đâu.

Ba lẳng lặng không nói gì. Từng nhát cuốc đều đặn được lật lên đánh cho tơi. Thi thoảng ba ngưng cuốc, nhổ vào lòng bàn tay một cái rồi xoa xoa. Miếng nước bọt xoa dịu đôi tay chai sần thô ráp. Cứ thoăn thoắt đều đặn. Gặp đám rễ cỏ cú bám sâu lòng đất, ba cố bật cho bằng hết rồi nhặt nhạnh cẩn thận.

Ba gác cuốc, móc bao thuốc lá ra phì phèo:

- Người ta trả năm trăm. Nhưng tôi tiếc quá!

Mẹ giật nẩy người:

- Năm trăm lận hả?

Nhà thờ từ đường. Tết nhất phải có mâm cơm tươm tất rước ông bà. Rồi ba bữa tết hương khói chỉn chu cho ấm lòng người chín suối. Đó là chưa kể con cháu đông, chúng về thắp nhang ông bà phải có đĩa mứt, hạt dưa.

Con cái mấy năm nay đứa sau mặc đồ đứa trước. Đứa trước bòn mót chút lộc vườn mà sắm cái áo đôi dép đặng còn đi ra với người ta.

Cứ dặn nhau biết đủ là đủ. Mà không thấy đủ thì cũng chẳng biết làm gì. Heo nuôi mỗi năm được lứa mỗi, may mắn không dịch bệnh thì được hai lứa đủ tiền sách tiền trường. Ước mơ một cái tết tinh tươm xa xôi mơ hồ dằng dặc.

Đận trước có tay lái cây ghé nhà. Gã ngó nghiêng cội mai, dòm tới dòm lui rồi ra giá. Mẹ mừng rụng rời, bảo với ba thì bị nạt tới tấp. Ba biểu cấm đứa nào đụng tới.


*
*     *


Ba quý cội mai như quý người ruột thịt. Các anh chị của ba đi kinh tế mới mãi tận vùng Tây Nguyên xa xôi. Cây mai là chút kỷ niệm duy nhất họ còn với nhau thời trẻ nít. Mỗi sớm mùng Một xúng xính áo hoa ra đứng dưới gốc mai chụp hình lưu niệm. Ba còn lưu giữ chiếc ảnh trắng đen răng sún mắt cười. Ba cười bảo, ấy là “di vật” của đời ba.

Mẹ nổi cáu, ờ thì của ông, ông làm chi làm. Nước mắt giàn giụa, mẹ tấm tức kể lể. Có được tích sự chi đâu, năm mô cũng tốn công lặt lá.

Cái đời người ta, khi đã khổ cùng cực rồi thì còn cần gì hoa với lá. Mùa xuân của mẹ là áo mới cho con. Là bánh tét bánh chưng xanh ăm ắp. Là nồi thịt muối nằm khiêm nhường nơi góc bếp. Là hũ dưa kiệu trắng đỏ thơm nồng.

Mùa xuân của mẹ có mẻ mứt dừa hong chút nắng cuối đông. Có mâm bột nếp phơi sương chờ đêm gõ bánh. Đêm giao thừa con xúng xính áo hoa chờ giờ nhận phong bao lì xì mà trong giấc ngủ muộn còn cười hạnh phúc.

Mùa xuân của mẹ chỉ có vậy! Ừ, chỉ có vậy thôi mà bao năm lần lữa…

Dì Năm, người em bạn dì thương mẹ như ruột thịt. Dúi vào tay mẹ dăm đồng bảo về ăn tết, khi nào có thì trả. Gọi là cho có với người ta. Mẹ khóc. Đời mẹ biết bao giờ mới hết khổ.

Chiều ba mươi. Cỗ cúng rước ông bà cũng tinh tươm áo giấy. Cũng bánh tét thịt heo. Cũng nói cười rộn ràng.

Con cháu tề tựu đông đúc. Rồi mỗi đứa xin cắt một nhành mai về chưng. Dù rất quý cây mai nhưng các cháu ai xin ba cũng cho. Ba có bao giờ từ chối cháu mình thứ gì đâu nếu ông có thể. Những nhánh đẹp nhất được hạ xuống. Đến năm bảy người xin mà cây mai vẫn vàng tươi rực rỡ, vẫn giữ được dáng cây, vẫn sum sê cành lá.

Cội mai như chẳng cần biết tâm tư người đàn bà nghèo. Cứ tết đến xuân về lại rực rỡ bung sắc. Mấy năm nay ba ốm. Nhà đã nghèo càng thêm dặt dẹo. Ba không bắc ghế lặt lá như mọi năm được nữa. Cây trơ ra, xanh thẳm. Mỗi sáng mỗi tối bọn chúng tôi tranh thủ lúc quét sân bứt lá qua loa lấy lệ.

Ba tựa tay vào thành cửa nhìn ra, đôi mắt trắng dờ mênh mang. Từng tán lá rung rinh trước gió như mời gọi, như van lơn, tha thiết.

Bác sĩ bảo ba cần tẩm bổ nhiều vào vì suy dinh dưỡng nặng. Cái cơ thể đã bị vắt kiệt bởi đói nghèo và thuốc lá. Ba cười nhạt nhòa, từng nếp gấp nơi khóe miệng sâu hun hút. Sống chết có số. Ba bảo vậy.

Một sớm, người ta đưa ba đến viện cấp cứu, mẹ nước mắt ngược xuôi. Người anh của ba tận Tây Nguyên nghe động lòng nên hứa sẽ gửi tiền về cho mượn. Mẹ mừng hối hả, lòng thầm đội ơn họ, đội ơn trời Phật cứu giúp ba qua khỏi cơn nguy nan. Và rồi mẹ thẫn thờ ra về khi cán bộ bưu điện báo người nhà của bác ấy đã đến nhận rồi. Chắc họ sợ mẹ không có tiền trả nên đổi ý. Lê đôi chân rã rời, mẹ tựa chiếc xe đạp trật xích vào cội mai già, ôm mặt rấm rứt.

 

*
*     *



Cội mai cứu ba qua cơn nguy kịch đó. Nhưng ba không khỏe hơn là mấy. Vẫn xanh xao mòn mỏi. Vẫn xước xát hao gầy.

Mắt ba thăm thẳm nơi hố đất trống trước sân nhà. Khoảng tối mênh mông không biết lấy gì lấp được. Cả những thương tổn từ một trái tim ăm ắp thương yêu.

 

*
*     *


Lâu lắm rồi chúng tôi không trồng mai nữa. Tôi sợ chạm vào vết thương lòng mẹ cố giấu mỗi độ đông qua. Chạnh nghĩ, tết này tôi sẽ mang về một cành mai tươi thắm để cúng ba. Chắc người sẽ vui.

Ai rồi cũng phải đi qua nỗi đau. Chỉ có mùa xuân là vĩnh hằng trời đất…

Theo HỒ LOAN (QNO)

 

Có thể bạn quan tâm

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025: Góp phần khơi dậy tiềm năng sáng tạo

Triển khai trong thời gian chưa tròn 1 năm, Cuộc thi thơ, truyện ngắn tỉnh Bình Ðịnh năm 2024 - 2025 đã thu hút nhiều người yêu văn chương trong và ngoài tỉnh tham gia. Tác phẩm được gửi về không chỉ thể hiện sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh vùng đất Bình Ðịnh giàu bản sắc văn hóa, chiều sâu lịch sử.
Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

null