Trở về mùa đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chuyến bay bồng bềnh lướt trên những đám mây nhởn nhơ trên đưa tôi về Hà Nội. Cầm trên tay cuốn tạp chí với hình ảnh vườn đào đang chúm chím nụ, cánh đồng hoa cải ven sông… bất giác, tôi chợt nhớ mình đang về đúng những ngày đông se sắt.  

 


Tôi xa Hà Nội hơn 10 năm, cũng đúng vào những ngày “gió mùa đông Bắc se lòng”. Ra đi mà lòng xao xuyến, tiếc và nhớ một mùa đông man mác buồn nhưng vẫn thật đẹp. Gần 10 năm gắn bó với Hà Nội, biết bao buổi chiều đạp xe quanh co những con phố nhỏ, dọc theo triền đê Yên Phụ xuống các làng hoa hay thả bộ ven hồ Tây “sương giăng phố vắng”. Nhớ thôi, cũng thấy nao lòng và ấm áp đến lạ.

Đông về, chẳng còn cơn gió heo may se se lạnh của ngày thu sang. Thay vào đó là những cơn gió bấc ùa về, đôi khi kèm theo mưa phùn. Trên phố ai cũng co ro trong cái lạnh. Những gánh hàng hoa rực rỡ cúc vàng, thược dược đủ màu sắc, violet tím ngắt hay vài nhành đào nở sớm báo hiệu tết sắp về. Hương hoa lưu luyến theo mỗi bước chân cô hàng rong. Tôi không sinh ra ở Hà Nội mà còn bị luyến lưu đến vậy.

Quê tôi miền trung du. Làng tôi nằm giữa cánh đồng, bốn bề xanh tốt, kề bên dòng sông Hồng phù sa luôn đỏ rực. Quê tôi đất phù sa, không trồng lúa, chỉ có hoa màu là những nương ngô, đậu sai trĩu cành mỗi mùa thu hoạch. Đông về, những cánh đồng ngô tăm tắp, xanh mướt. Hái vài trái trong thửa ruộng gần nhà, để nguyên cả râu, thêm vài khúc mía dưới đáy nồi là có nồi ngô luộc thơm phức, ngọt lịm.

Mùa đông ăn cơm cá kho trong những ngày trời rét đậm là cảm giác không dễ quên trong đời. Mẹ tôi thường chọn cá diếc hay cá rô đồng để kho bung cùng tương bần, trấu bếp. Nhiều năm về trước, năm nào mẹ cũng ủ sẵn một vại tương lớn từ ngô, đậu nành. Nhưng, vài năm gần đây khi con cái đi xa, nhà chỉ còn hai bóng người già, mẹ mua tương nhà hàng xóm. Vị tuy không quen như nhà mình, nhưng vẫn đậm đà.

Những chú cá chỉ độ đôi ba ngón tay, được làm sạch, trải dưới đáy nồi một lớp thịt ba chỉ, phần mỡ nhiều hơn cho ngấm vào thịt cá. Cá được xếp lớp đầy đặn rồi mới cho tương xăm xắp, hòa thêm chút nước. Nồi cá được phủ bằng tàu lá chuối trước khi đậy nắp kín bằng vung, để khi bung than, tro không rơi vào nồi. Cá kho trên bếp than hồng cho đến khi sôi, mẹ cời than bên dưới, xung quanh ủ đầy trấu, phủ kín cả nồi.

Cơm trắng. Vài thứ rau vườn nhà là su hào, bắp cải luộc. Những con cá bung hơn 10 giờ khi gắp ra đĩa thịt đỏ au như màu ngói. Những miếng thịt dưới đáy nồi, cũng như tan chảy. Vị thơm của cá đồng, ngọt thịt quyện với vị béo của thịt và thơm nồng mùi tương bần. Cá kho đưa cơm tự lúc nào không hay, nhất lại là cơm nấu trong nồi gang trên bếp củi, bên dưới đã bén một lớp cháy vừa đủ giòn. Bao năm xa quê, mùi và vị ấy vẫn cứ in hằn.  

Tha phương tứ xứ, mỗi lần về quê càng ngắn ngủi và vội vã hơn theo những nỗi lo chật chội nơi phố phường. Về với mùa đông giờ chỉ còn sống lại cùng những ký ức và nương bóng tâm hồn với món cá mẹ kho. Nhưng, vậy cũng đã là đủ đầy và hạnh phúc.

 

Theo MINH KHÔI (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

Thơ Ngô Thanh Vân: Hoa đắng

(GLO)- Loài hoa mang trong mình vị đắng đót nhưng vẫn căng mình tận hiến không chỉ sắc vàng rực rỡ mà còn nuôi dưỡng cho đất đỏ bazan màu mỡ. Bài thơ "Hoa đắng" của nhà thơ Ngô Thanh Vân là những lời viết đầy cảm xúc dành cho loài hoa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió này.