Nhiều khách sạn tại Đà Lạt không tăng giá phòng dịp nghỉ lễ 2/9

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giá phòng nghỉ trong dịp nghỉ lễ 2/9 giữ nguyên như ngày thường, dao động từ 300.000-500.000 đồng/đêm phòng 2 người, từ 500.000-900.000 đồng/đêm phòng 4 người (tùy theo loại khách sạn).
 
Du khách tại khu vực quảng trường trung tâm thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN
Du khách tại khu vực quảng trường trung tâm thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN
Dù không tăng giá trong kỳ nghỉ lễ Quốc khách 2/9 kéo dài 4 ngày nhưng đến nay, nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) vẫn còn nhiều phòng trống.
Khảo sát ngày 24/8 tại một số tuyến đường tập trung các khách sạn, cơ sở lưu trú bình dân như Bùi Thị Xuân, Phan Bội Châu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Chí Thanh… nhiều cơ sở cho biết vẫn còn phòng trống trong dịp nghỉ lễ 2/9 sắp tới.
Giá phòng nghỉ trong dịp này giữ nguyên như ngày thường, dao động từ 300.000-500.000 đồng/đêm phòng 2 người, từ 500.000-900.000 đồng/đêm phòng 4 người (tùy theo loại khách sạn).
Tương tự, một số cơ sở lưu trú homestay cũng không tăng giá phòng trong kỳ nghỉ Lễ Quốc khách năm nay. Trong khi đó, khảo sát tại một số khách sạn 3 sao trở lên, dịp lễ này có điều chỉnh tăng giá phòng lên 50-80% so với ngày thường; tối thiểu từ 1.000.000 đồng/đêm phòng dành cho 2 người.
Theo dự báo của Phòng Văn hóa thông tin thành phố Đà Lạt, lượng khách đến dịp nghỉ lễ 2/9 chỉ nhỉnh hơn các ngày cuối tuần trong kỳ nghỉ hè một chút, vào khoảng trên 10.000 khách/ngày và ít xảy ra tình trạng quá tải các dịch vụ lưu trú, ăn uống.
Do các phụ huynh tranh thủ thời gian chuẩn bị cho con em khai giảng năm học mới, đồng thời kỳ nghỉ Hè vừa qua, nhiều gia đình đã đi du lịch Đà Lạt nên khả năng quay lại vào dịp lễ cũng ít hơn.
Theo ngành du lịch Đà Lạt, trong tháng 8, lượng khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng tại địa bàn ước đạt 506.500 lượt khách (lưu trú 408.000 lượt).
Lũy kế 8 tháng năm nay, tổng lượng khách đến tham quan nghỉ dưỡng Đà Lạt ước đạt 3.927.000 lượt khách (trong đó khách nội địa ước đạt lượt 3.877.000 lượt, khách quốc tế ước đạt 50.000 lượt), đạt 87,3% kế hoạch năm 2022.
Theo Nguyễn Dũng (TTXVN/Vietnam+)
 

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.