Nhiều hoạt động phục hồi du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, trong quý I/2022, tổng số khách đến địa phương này tham quan, du lịch đạt 900.000 lượt - tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2021; tổng thu du lịch ước đạt 300 tỉ đồng - tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến nay, 100% điểm du lịch trên địa bàn Đồng Tháp đã mở cửa đón khách.
Trong quý II/2022, Đồng Tháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để phục hồi du lịch, với mục tiêu đón hơn 1,2 triệu lượt khách; tổng thu du lịch ước thực hiện 450 tỉ đồng - tăng gấp 1,5 lần so với quý I/2021 và gấp gần 2 lần so với quý II/2019 (thời điểm trước dịch Covid-19).
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Đồng Tháp đang tập trung tham mưu cho UBND tỉnh chuẩn bị tổ chức, tham gia nhiều hoạt động du lịch, dồn sức đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Trong đó, nổi bật là lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 (dự kiến diễn ra từ ngày 19 đến 21-5); kỷ niệm 30 năm Xẻo Quít được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia; họp mặt nhân chứng lịch sử (từ 29-4 đến 1-5); tổ chức Diễn đàn Kết nối du lịch giữa TP HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL lần thứ 2 tại Đồng Tháp; tham gia hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL năm 2022 ở Bạc Liêu...
Bên cạnh đó, Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Tháp còn xây dựng đề án phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025; triển khai kế hoạch thực hiện Kết luận 249 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 và chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn; kế hoạch thí điểm tổ chức đón du khách quốc tế.
 
Đồng Tháp triển khai nhiều giải pháp phục hồi du lịch trong quý II/2022. Ảnh: Tâm Minh
Đồng Tháp triển khai nhiều giải pháp phục hồi du lịch trong quý II/2022. Ảnh: Tâm Minh
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đề nghị thời gian tới, các thành viên Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch và tạo dựng hình ảnh địa phương Đồng Tháp tiếp tục nghiên cứu, tính toán về thời gian, địa điểm tổ chức cho phù hợp. Ông lưu ý các hoạt động cần có trọng tâm, kết nối giữa những địa phương trong tỉnh, chú ý những sản phẩm đặc trưng và công tác truyền thông nhằm góp phần quảng bá hình ảnh Đồng Tháp.
Trong khi đó, UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản gửi Bộ VH-TT-DL đăng ký tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ IX và chuỗi sự kiện kết hợp. Theo đó, lễ hội này sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 11-4 tại quảng trường quận Bình Thủy với quy mô khoảng 200 gian hàng, gồm: bánh dân gian, sản phẩm OCOP, ẩm thực và bánh hiện đại...
Ngoài ra, trong thời gian này, Cần Thơ còn dự kiến khánh thành công trình Đền thờ Vua Hùng TP Cần Thơ và Liên hoan Đờn ca tài tử cấp quốc gia (khoảng 1.000 người trong đêm khai mạc). Tùy theo diễn biến của dịch Covid-19, ban tổ chức sẽ điều chỉnh, quyết định thời gian và quy mô các sự kiện nhằm bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch. Đây là một trong những chuỗi sự kiện góp phần phục hồi du lịch, thu hút đông đảo du khách đến với Tây Đô sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Theo Tâm Minh - Ca Linh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.